Điện thoại: 0973275594
Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 (Thứ 2 - CN)

Tin tức

Con đường gốm sứ tái hiện tinh hoa văn hóa dân tộc
27/03/2024

Con đường gốm sứ tái hiện tinh hoa văn hóa dân tộc

   Con đường gốm sứ nằm ở ven sông Hồng từng được Tổ chức Guinness thế giới công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới. Địa điểm này cũng góp phần tạo nên một mảng màu sắc đặc biệt giữa lòng thủ đô. Hãy cùng Tranh gốm Trần Hùng tìm hiểu về tác phẩm nghệ thuật này qua bài viết dưới đây nhé. 1. Công trình nghệ thuật độc đáo được tạo nên từ gốm sứ Địa chỉ: 11 P. Hàng Vôi, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Năm khởi công: 2007 Hoàn thành: 5/10/2010    Có thể nói con đường gốm sứ là một trong những công trình nghệ thuật lớn nhất tại thủ đô và được xem là biểu tượng của du lịch Hà Nội. Suốt quá trình ấp ủ, ra đời và phát triển dự án, các giai đoạn được vô số nghệ sĩ tài năng và nhiều tổ chức lớn hỗ trợ. Dù hiện tại những tác phẩm này không còn được nguyên vẹn như những ngày đầu mới xuất hiện, nhưng nó vẫn mang nhiều ý nghĩa văn hóa – nghệ thuật, thu hút mọi người đến chụp hình check-in khi ghé thăm thủ đô.    Con đường này có tổng chiều dài khoảng 3,85km cùng chiều cao trung bình 1,7m và diện tích ban đầu hơn 6.500m2. Trung bình khoảng 1m2 là có 1.000 mảnh gốm đủ màu sắc với diện tích 9 – 10cm2 ghép nên. Hiện tại, do vấn đề tháo dỡ mở rộng đường mà chiều dài của con đường gốm sứ Hà Nội hiện nay chỉ còn hơn 3.300m.     Con đường gốm sứ Hà Nội được ra mắt vào dịp kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội chạy dọc theo các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng.    Công trình được công nhận là tác phẩm gốm sứ dài nhất thế giới năm 2010, thể hiện rất nhiều chủ đề khác nhau như lịch sử Hà Nội, danh lam thắng cảnh, truyền thuyết Việt Nam...    Đi bộ dưới bên con đường gốm sứ Hà Nội ta sẽ có cảm giác được đi khắp Việt Nam qua những bức họa từ hàng triệu mảnh gốm. 2. Hướng dẫn di chuyển đến con đường gốm sứ thủ đô    Con đường gốm sứ có vị trí vô cùng thuận lợi, chỉ cách trung tâm Hồ Gươm khoảng 1km, nhờ đó chúng ta có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng các phương tiện cá nhân, xe taxi, grab, xe bus… Các tác phẩm được trải dài qua những tuyến phố như An Dương Vương - Yên Phụ - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật - Trần Khánh Dư rồi kết thúc tại cửa khẩu Vạn Kiếp. Theo kinh nghiệm du lịch, bạn có thể thiết kế hành trình tham quan kết hợp giữa con đường gốm sứ với cầu Chương Dương, phố cổ, đền Ngọc Sơn…  3. Ý tưởng ban đầu của con đường gốm sứ    Con đường gốm sứ tạo nên một bức tranh lớn chạy trên đê sông Hồng, từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp được vẽ theo chủ đề lịch sử dân tộc. Dự án do nhà báo Nguyễn Thu Thủy thực hiện, mang đến một sản phẩm tràn đầy tình yêu đất nước, niềm tự hào với lịch sử Việt Nam ngàn năm văn hiến.    Dải đê sông Hồng chạy dọc theo nội thành được bê tông hóa để bảo vệ Hà Nội, gắn liền với những thời khắc quan trọng của dân tộc bên dòng sông ý nghĩa. Tuy nhiên vào những năm 2000, hình ảnh của con đê không được đẹp như hiện tại. Nhà báo Nguyễn Thu Thủy khi chứng kiến cuộc khai quật khảo cổ cuối năm 2003 tại Hoàng thành Thăng Long với những chiếc đầu rồng, đầu phượng cùng viên gạch hoa cúc dây trang trí thời Lý… đã nảy ra ý tưởng lưu giữ dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó cũng là lúc ý tưởng con đường gốm sứ được thai nghén và ra đời.  4. Những trường đoạn chính trên con đường gốm sứ Hà Nội    Bức tranh con đường gốm sứ được chia thành 21 trường đoạn chính, mỗi phần mang một chủ đề riêng gắn với văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ. Tại đây, khách du lịch Hà Nội sẽ được chiêm ngưỡng nhiều chủ đề, hình ảnh dân gian truyền thống và các chi tiết đổi mới, hiện đại thể hiện sự phát triển của đất nước. Một số nội dung được đánh giá đặc sắc nhất tại đây bao gồm “Hoa văn đại diện trong văn hóa, kiến trúc của 54 dân tộc”, “tranh thiếu nhi”, “tranh lễ hội dân gian”... Trường đoạn A1: Trường đoạn dành để tôn vinh di sản nghệ thuật với những họa tiết biểu trưng cho lịch sử Việt Nam thời Đông Sơn từ đời Lý – Trần – Lê – Nguyễn. Ở đây còn có một bức tranh cỡ lớn có hình tượng rồng thời Lý với hàng chữ “Thăng Long – Hà Nội 1000 năm” tại nút giao thông cầu Chương Dương.  Trường đoạn A2: Tranh gốm tại trường đoạn này tái hiện hoàn hảo những hoa văn đặc trưng và tiêu biểu ở trên trang phục và kiến trúc của các dân tộc anh em nước ta.  Trường đoạn A3: Tại đây, khách tham quan con đường gốm sứ sẽ được ngắm nhìn những tác phẩm tranh gốm được thiếu nhi trong và ngoài nước chung tay tạo nên. Chủ đề chính của trường đoạn này là “Hà Nội – Thành phố vì hòa bình”. Trường đoạn A4-A9: Những bức tranh tại đây có tính chất đương đại do các nghệ sĩ trong và ngoài nước đảm nhiệm, nhưng vẫn có sự thống nhất trong màu sắc riêng của từng họa sĩ.     Con đường gốm sứ được chia thành nhiều trường đoạn, tái hiện một vẻ khác nhau và đã nhận được giải thưởng "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" năm 2008. 5. Những nét đặc trưng gây ấn tượng của con đường gốm sứ 5.1 Sự tái hiện lịch sử 4.000 năm trên 4.000m tường    Con đường gốm sứ được thực hiện qua nhiều trường đoạn khác nhau, theo các chủ đề: tôn vinh di sản cha ông theo dòng chảy thời kỳ Đông Sơn, tái hiện những nét đặc trưng văn hóa trên nền thổ cẩm. Mỗi thời kỳ lại mang một vẻ riêng biệt và con đường với những đoạn tái hiện ấy lại tạo nên một điểm nhấn không thể bỏ qua trong chuyến hành trình khám phá Hà Nội.     Tại đây có những hình ảnh vô cùng quen thuộc với chúng ta như: thần kim quy, họa tiết hạc xuất hiện trên trống đồng Đông Sơn, chùa Một Cột… Các họa sĩ đã hoàn thành xuất sắc việt thể hiện những chi tiết tỉ mỉ bằng từng viên gốm nhỏ nhưng vẫn mang đậm nét nghệ thuật.     Dự án con đường gốm sứ cũng đã quy tụ hơn 20 họa sĩ tài năng người Việt, 15 họa sĩ tuyệt vời của quốc tế, 500 em thiếu nhi trong lẫn ngoài nước, 50 sinh viên mỹ thuật, hơn 100 nghệ nhân và thợ thủ công đến từ các làng nghề gốm nổi tiếng như Bát Tràng, Bình Dương, Bàu Trúc… Khi hoàn thành, công trình này đã được Tổ chức Guinness thế giới công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới, mang lại niềm tự hào cho cả dân tộc. 5.2 Ngàn năm văn hiến hội tụ trên con đường gốm sứ    Thủ đô Hà Nội có lịch sử nghìn năm văn hiến và đã trải qua biết bao thăng trầm suốt những năm tháng hình thành và phát triển. Đây cũng được xem là mảnh đất chứa đựng nhiều tinh hoa văn hóa chẳng đâu có được. Dù con đường gốm sứ xuất hiện cách đây chưa quá lâu nhưng lại là nơi tái hiện trọn vẹn bề dày lịch sử. Ngoài vẻ đẹp không thể chối từ thì còn đường này còn gây ấn tượng với mọi khách tham quan, khiến chúng ta thêm yêu, tự hào và hạnh phúc khi là người Việt Nam.     Công trình góp phần quảng bá mảnh đất hình chữ S đến với bạn bè thế giới, gợi nhắc về một thủ đô tươi đẹp và bình yên. Về sau, hẳn con đường gốm sứ cũng sẽ trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến nhịp sống, sinh hoạt của người dân địa phương cũng như sự chuyển mình của mảnh đất Hà Nội.     Bức tranh gốm trừu tượng sử dụng hệ màu sắc rực rỡ, tương phản với hình ảnh liên tưởng đến nhiều nét đặc trưng trong văn hóa, phong tục và truyền thuyết của người dân Việt Nam. Ở Tranh gốm Trần Hùng, khách hàng có thể chiêm ngưỡng và chọn cho mình những tác phẩm tuyệt vời được tạo nên từ bàn tay của những người thợ lành nghề. Tranh gốm Trần Hùng mang màu sắc tươi sáng, chất lượng bền đẹp qua năm tháng, không sợ ẩm mốc, mối mọt hay côn trùng. Tranh gốm Trần Hùng luôn đồng hành cùng khách hàng để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất trên mỗi bức tranh. Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng      

Vinh quy bái tổ là gì? Ý nghĩa, nét đẹp trong nghệ thuật đồ gốm
25/03/2024

Vinh quy bái tổ là gì? Ý nghĩa, nét đẹp trong nghệ thuật đồ gốm

   Vinh quy bái tổ là gì? Phong tục này là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật làm gốm.Thông qua các tác phẩm gốm sứ tinh xảo, không chỉ là truyền thống ông cha truyền dạy mà còn mang những giá trị phong thủy, giáo dục sâu sắc. Bài viết dưới đây Tranh gốm Trần Hùng sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về hình ảnh Vinh quy bái tổ. Nguồn gốc phong tục Vinh quy bái tổ    Vinh quy bái tổ là tục lệ khi học trò dành được thành tích cao trong các kì thi Hương, Hội, Đình trở về quê hương để ra mắt người thân họ hàng, bái lạy tổ tiên.    Theo Thư tịch triều đại Việt Nam thì tục lệ này có từ thời nhà Lý năm 1335. Những người đỗ đạt ở Kinh Kỳ sẽ được ban cấp áo mũ, võng ngựa về quê hương bái tổ. Được ghi danh vào sử sách.    Theo sử sách, thư điển ghi lại thì vị trạng nguyên đầu tiên được vua ban lệ Vinh Quy Bái Tổ là Trạng Chiếu – Phạm Đôn Lễ. Phạm Đôn Lễ đỗ trạng nguyên năm 27 tuổi khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức 12 (1481) đời vua Lê Thánh Tông. Và có thể đây là giai đoạn tục mà phong tục chính thức ra đời ở nước ta.  Vinh quy bái tổ là gì?    Nếu xét ra về mặt nghĩa của ngôn từ, Vinh quy bái tổ là cụm từ giàu hàm ý. “Vinh” trong vinh danh, thành công, vinh hiển. “Quy” nghĩa là trở về quê hương, chốn cũ. “Bái” nghĩa là bái lạy, khái vấn. “Tổ” vừa mang nghĩa là tổ tiên, các thế hệ đi trước, vừa bao hàm cả ý nghĩa là nơi “chôn rau cắt rốn”.     Vậy Vinh Quy Bái Tổ có nghĩa là khi một người thành danh trong thi cử hay bất kì lĩnh vực nào đó. Họ sẽ quay về quê hương để bái lạy, diện kiến tổ tiên, gia đình.    Triều đại xưa thì vinh quy bái tổ thường chỉ dùng cho những người thi khoa cử đỗ đạt trở về quê hương. Ngày nay không chỉ là đỗ đạt thi cử, vinh quy bái tổ cũng được hiểu theo nhiều nghĩa rộng hơn.    Miễn là ai đấy thành danh, đem vinh quang về cho gia đình, quê hương, đất nước. Đóng góp cũng như cống hiến để xây dựng và phát triển đất nước. Giới thiệu về nghi lễ Vinh quy bái tổ    Cảnh Vinh quy bái tổ thể hiện hình ảnh vị tân khoa được rước từ Kinh thành về quê bởi một đoàn hộ tống rất trang trọng “trống rong cờ mở”. Có đầy đủ cờ, lọng, chiên trống, lính dõng vác giáo, khiêng đồ…    Nghi lễ được sắp xếp tuần tự cờ quạt đi đầu tiên, đến cờ biển do vua ban tặng. Rồi mới đến trạng nguyên cưỡi ngựa có lọng che trên đầu. Vây quanh trạng nguyên thường là 4 lính hầu cầm quạt.    Khung cảnh miền quê hiện lên một cách dân dã, bình dị. Với cây đa, lũy tre, giếng nước, đình làng. Cùng tiếng hò reo chúc mừng của những người dân và những người có chức sắc khác nhau đứng đón ở cổng làng.    Người vinh quy có 4 nơi phải đến thực hiện nghi lễ bái tổ. Một là đình làng. Hai là nhà thờ tổ của dòng họ. Ba là trường học (thầy dạy). Bốn là nơi thờ tự của gia đình. Ý nghĩa hình ảnh Vinh quy bái tổ    Có thể nói khung cảnh đoàn rước của Tân khoa bảng về quê bái tổ đã thể hiện đậm nét dấu ấn truyền thống Uống nước nhớ nguồn của người Việt.    Ý nghĩa, giá trị của “vinh quy bái tổ” trong đồ gốm sứ hay bất kì chất liệu nào luôn hiện hữu nguyên vẹn tinh thần của nó. Những người thành đạt hoặc gia chủ mong muốn công danh tiền đồ xán lạn thường treo tranh vinh quy bái tổ trong nhà.    Với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn nguồn cội, bức tranh thể hiện sự hiếu kính của bậc hậu bối với tiền nhân. Đồng thời là niềm tự hào của gia chủ bởi những cố gắng của bản thân.    Bên cạnh đó, vinh quy bái tổ còn mang ý nghĩa giáo dục hiếu học. Nhắc nhở các thế hệ con cháu phải chăm chỉ học hành để đem lại vẻ vang cho gia đình. Những sản phẩm gốm sứ có họa tiết vinh quy bái tổ Ấm chén    Trong gia đình người Việt, ít nhiều chúng ta vẫn hay bắt gặp các bộ ấm chén trà vẽ cảnh vinh quy bái tổ. Hình ảnh anh học trò nghèo cờ mũ áo quan về quê gợi cho người thưởng trà những cảm giác vừa gần gũi vừa mới lạ.    Bộ ấm chén tuy có kích cỡ nhỏ, vừa tay. Song vẫn không ngăn nổi tài hoa của nghệ nhân làng gốm. Từng đường nét thanh mảnh, nhỏ bé vẫn lột tả được không khí long trọng, đầy ơn nghĩa. Có thể sẽ thường thấy ở bộ ấm chén bằng men xanh lam, men ngọc tinh xảo. Tranh gốm, sứ    Theo phong thủy, vinh quy bái tổ là một phong tục giàu hàm ý từ xa xưa. Những bức tranh họa phong tục này không chỉ đem lại cho không gian cảm giác trang trọng. Mà còn có giá trị phong thủy về đường công danh. Giá trị giáo dục, khuyên bảo về sự học hành.    Thường thì các bức tranh gốm sứ sẽ được bọc kính và đóng khung gỗ để giữ được độ tinh xảo, chất lượng men màu của tranh.  Lọ lộc bình    Vinh quy bái tổ là nguồn cảm hứng bất tận trong nghệ thuật làm gốm. Lộc bình với kích thước đa dạng rất được ưa chuộng để họa nên khung cảnh ân tình kia.    Lộc bình có dáng vóc đặc biệt. Vì vậy hình ảnh được vẽ lên cũng theo những đường nét đặc biệt không kém. Nét vẽ uyển chuyển, mềm mại men theo đường cong của bình tạo vẻ khác biệt, độc đáo. Nhưng vẫn giữ nguyên vẻ trang trọng.    Cùng với nước men tinh xảo, sáng bóng tô thêm vẻ đẹp của bức tranh. Hệt như lộc bình chỉ là phông nền để làm bật nên ý nghĩa của cảnh vẽ.     Các bức tranh tại Tranh gốm Trần Hùng có màu sắc đẹp, tươi sáng, được nung ở nhiệt độ cao nên vẻ đẹp của các bức tranh luôn được lưu giữ cùng thời gian, không sợ ẩm mốc, mối mọt hay côn trùng. Với Tranh gốm Trần Hùng bạn trang trí không gian nội thất hay ngoài trời đều rất phù hợp. Tranh gốm Trần Hùng luôn đồng hành cùng bạn để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất trên mỗi bức tranh Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng  

Chọn tranh Mosaic làm sao cho hợp không gian phòng làm việc?
25/03/2024

Chọn tranh Mosaic làm sao cho hợp không gian phòng làm việc?

   Tranh phong thuỷ phòng làm việc không chỉ giúp làm đẹp không gian sống mà còn có ý nghĩa mang lại năng lượng tích cực, điều hòa sinh khí, chấn tà khí, xua đuổi điềm dữ cho ngôi nhà, mang lại tài lộc, sức khỏe cho gia chủ. Trong bài viết dưới đây, Tranh gốm Trần Hùng sẽ giúp bạn hiểu được tranh phong thủy phòng làm việc là gì? Ý nghĩa của các bức tranh mosaic gốm phong thủy để giúp bạn sử dụng đúng với mục đích của mình. Tranh mosaic gốm phong thủy phòng làm việc là gì?    Tranh mosaic gốm phong thủy phòng làm việc là loại tranh gốm mảnh ghép đặc biệt được thiết kế và chế tác thủ công theo tiêu chí của phong thủy để trang trí nơi làm việc, văn phòng, phòng giám đốc, phòng họp…. Ý nghĩa của tranh phong thủy phòng làm việc    Trong phong thủy, tranh trang trí phòng làm việc được coi là một phương tiện hỗ trợ để cải thiện không gian sống và làm việc của con người thông qua việc sử dụng màu sắc, hình ảnh, và vị trí của tranh. Dưới đây là một số ý nghĩa phổ biến của tranh phong thủy trong phòng làm việc: Mang lại năng lượng tích cực Thu hút tài lộc, may mắn: Thể hiện đẳng cấp và gu thẩm mỹ Tạo điểm nhấn cho không gian Tạo cảm giác thư giãn và tĩnh lặng Tăng cường sự sáng tạo và tư duy Tăng cường sự phát triển và thăng tiến Tạo cân bằng và hài hòa Chấn tà khí và giải trừ điềm dữ Các mẫu tranh mosaic gốm trong phòng làm việc hợp phong thủy Tranh thuận buồm xuôi gió   Tranh Thuận Buồm Xuôi Gió là một trong những bức tranh phong thủy được ưa chuộng nhất hiện nay. Bức tranh thể hiện tinh thần của việc vượt qua mọi thách thức và điều kiện khó khăn để đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng và thành công.   Hình ảnh chủ đạo của bức tranh là chiếc thuyền buồm căng gió lướt trên biển cả mênh mông. Chiếc thuyền buồm biểu tượng cho sự kiên định, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Biển cả phản ánh những khó khăn, nhiều thử thách, chông gai cần phải vượt qua. Núi non hùng vĩ đại diện cho sự vững chãi, che chở và bảo vệ. Mặt trời mọc rực rỡ tượng trưng cho sự khởi đầu mới, niềm hy vọng và năng lượng tích cực.      Kết hợp tranh Thuận Buồm Xuôi Gió với các vật dụng trang trí khác như đèn, kệ sách, bàn làm việc, cây cảnh,… một cách hợp lý sẽ giúp bạn tạo ra một không gian làm việc đẹp mắt, thu hút tài lộc và mang lại nhiều may mắn, thành công trong cuộc sống. Tranh mã đáo thành công – Biểu tượng của chiến thắng và thành công    Tranh “Mã Đáo Thành Công” từ lâu đã trở thành biểu tượng quen thuộc trong văn hóa Việt Nam, cùng với giá trị nghệ thuật gốm mảnh ghép, tranh còn mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp được nhiều người ưa chuộng.    Bức tranh miêu tả tám chú ngựa khỏe mạnh, dũng mãnh phi nước đại trong một khung cảnh hùng vĩ như non nước, đồng cỏ, hoặc phi trong tuyết trắng. Hình ảnh này tượng trưng cho sức mạnh, tốc độ, sự trung thành và thông minh, cũng như sự kiên cường, ý chí vươn lên không ngừng.    Ý nghĩa của “Mã Đáo Thành Công” là chiến thắng, thành công trong công việc và kinh doanh. Số tám trong văn hóa phương Đông biểu thị sự phát tài, phát lộc, và tám chú ngựa phi nước đại cũng tượng trưng cho sự sung mãn, dồi dào, sinh sôi nảy nở. Tranh phong cảnh ruộng bậc thang    Bức tranh ruộng bậc thang gốm mosaic mô tả  thửa ruộng bậc thang uốn lượn mềm mại, được tạo nên từ những viên gốm mosaic với màu sắc xanh mướt, kết hợp với những mảng màu vàng óng của ánh nắng mặt trời. Mỗi nấc thang như một dấu chân của sức sống mãnh liệt, dẫn dắt người xem vào một thế giới thiên nhiên hùng vĩ.    Màu xanh thể hiện sự sinh sôi nảy nở, mang đến năng lượng tích cực và may mắn, trong khi ánh nắng vàng là biểu tượng cho sự thịnh vượng và thành công.    Việc treo bức tranh ruộng bậc thang gốm mosaic trong phòng làm việc giúp tạo ra không gian làm việc bình yên, đầy đủ năng lượng tích cực để giúp chủ nhân tập trung và phát triển công việc một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, nó cũng là một lời nhắc nhở về sự quan trọng của sự thịnh vượng và thành công trong cuộc sống hàng ngày. Tranh Tùng Hạc Diên Niên: Gốm ghép mảnh độc đáo, vượng khí phong thủy    Tranh Tùng Hạc Diên Niên là sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật gốm ghép mảnh tinh tế và biểu tượng phong thủy. Bức tranh mô tả cây tùng sừng sững hiên ngang, bên cạnh là hình ảnh chim hạc trắng thanh tao đậu trên cành. Tùng và hạc là biểu tượng trường thọ, sức khỏe, an yên và may mắn trong văn hóa Á Đông.    Bức tranh được xem như bùa hộ mệnh, hỗ trợ gia chủ gặp nhiều may mắn, thành công trong công việc và cuộc sống. Tranh phong cảnh làng quê Việt Nam    Trong không gian phòng làm việc, tranh phong cảnh làng quê Việt Nam không chỉ làm đẹp cho căn phòng mà còn mang lại nhiều giá trị phong thủy tích cực cho gia chủ. Với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của cánh đồng lúa chín vàng óng ả, con đường làng rợp bóng cây xanh mát, mái đình cong cong và dòng sông quê hiền hòa, tranh phong cảnh làng quê Việt Nam đã chứa đựng một tinh thần tươi mới và yên bình, giúp gia chủ cảm nhận được sự thư giãn và giảm căng thẳng sau những giờ làm việc căng thẳng. Tranh hoa mẫu đơn    Hoa mẫu đơn, được mệnh danh là “quốc sắc thiên hương”, từ lâu đã là biểu tượng của sự giàu sang, phú quý và quyền lực. Vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy của hoa mẫu đơn tô điểm cho không gian làm việc, khẳng định vị thế và đẳng cấp của chủ nhân.    Bên cạnh giá trị thẩm mỹ, tranh mosaic gốm hoa mẫu đơn còn mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Theo quan niệm phong thủy, hoa mẫu đơn có khả năng thu hút tài lộc, may mắn và vượng khí cho gia chủ. Do đó, treo tranh mosaic gốm hoa mẫu đơn trong nhà sẽ giúp gia chủ gặp nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Bức tranh sơn thủy hữu tình: Tuyệt  tác nghệ thuật cho không gian sống    Trong thế giới nghệ thuật, bức tranh mosaic sơn thủy hữu tình là một tuyệt phẩm không thể bỏ qua, đem đến vẻ đẹp hòa quyện giữa thiên nhiên hùng vĩ và nét đẹp độc bản của nghệ thuật mosaic.    Sự kỳ công tỉ mỉ trong việc ghép từng viên gốm nhỏ lại với nhau đã tạo nên một bức tranh đẹp, mang nhiều ý nghĩa, tạo điểm nhấn cho không gian làm việc. Với hình ảnh núi non hùng vĩ và sông nước hiền hòa, màu sắc tươi sáng cùng nghệ thuật gốm mảnh ghép đã mang lại cảm giác thư thái, bình yên.    Bức tranh mosaic sơn thủy hữu tình phù hợp với mọi phong cách thiết kế từ hiện đại đến cổ điển, mang đến sự sang trọng, đẳng cấp cho không gian phòng làm việc, và nhiều nơi khác.    Ngoài ra, với ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, nước tượng trưng cho tài lộc, may mắn trong khi núi lại tượng trưng cho sự vững chãi, kiên định. Bức tranh không chỉ làm đẹp mà còn mang đến năng lượng tích cực, thu hút tài lộc và vượng khí cho gia chủ, làm cho không gian sống trở nên thịnh vượng và an lành hơn bao giờ hết. Tranh cửu ngư quần hội    Tranh mosaic gốm cửu ngư quần hội là bức tranh phong thủy, là điểm nhấn nghệ thuật cho không gian nội thất, ngoại thất đặc biệt là trong phòng làm việc. Bức tranh là lời chúc cho sự thăng tiến, công danh và tài lộc. Chín con cá chép dũng mãnh vượt ngũ môn hóa rồng, mang theo khí chất phi thường, tiếp thêm động lực cho bạn chinh phục mọi mục tiêu.    Cá chép – biểu tượng của sức mạnh, kiên trì và thành công – đại diện cho những phẩm chất cần thiết của một người làm việc hiệu quả. Bức tranh như lời khẳng định về khả năng vượt qua mọi thử thách, gặt hái thành công vang dội trong sự nghiệp.    Hơn thế nữa, cửu ngư quần hội còn là biểu tượng của sự sung túc, dư dả. Bức tranh mang đến năng lượng tích cực, thu hút tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ.    Với chất liệu gốm sứ cao cấp, từng đường nét trong bức tranh được ghép thủ công cẩn thận, tỉ mỉ, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Bí quyết chọn tranh tường phòng làm việc hợp phong thủy    Các lưu ý quan trọng giúp bạn chọn được bức tranh ưng ý, phù hợp với bản thân, tạo ra một môi trường làm việc tích cực, có lợi cho công việc đạt hiệu quả, sự nghiệp thăng tiến. Kích thước phù hợp: Tranh quá to sẽ tạo cảm giác chật chội, áp lực. Tranh quá nhỏ sẽ bị lọt thỏm, thiếu điểm nhấn. Tỷ lệ hài hòa: Chiều rộng tranh bằng 2/3 chiều cao phòng. Chọn tranh theo mệnh: Mệnh Kim: Tranh có màu vàng, nâu, trắng, ghi. Mệnh Mộc: Tranh có màu xanh lá, đen, nâu. Mệnh Thủy: Tranh có màu đen, xanh dương, xám. Mệnh Hỏa: Tranh có màu đỏ, cam, hồng, tím. Mệnh Thổ: Tranh có màu vàng, nâu, cam, đỏ. Màu sắc phù hợp: Màu tương sinh: Mang lại năng lượng tích cực, ví dụ: Mệnh Kim hợp màu Thổ (nâu, vàng). Màu tương trợ: Hỗ trợ gia chủ trong công việc và cuộc sống, ví dụ: Mệnh Mộc hợp màu Hỏa (đỏ, cam). Tránh màu tương khắc: Gây ảnh hưởng xấu đến vận may, ví dụ: Mệnh Kim kỵ màu Hỏa (đỏ, cam) Kiểm tra chất lượng: Chất liệu gốm: Phải đảm bảo độ bền, màu sắc đẹp và không bị nứt vỡ. Kỹ thuật ghép mosaic: Các mảnh ghép phải được ghép đều đặn, cẩn thận và không có khe hở. Hình ảnh: Màu sắc và họa tiết phải rõ ràng, sắc nét. Chọn địa chỉ uy tín Có kinh nghiệm: Chuyên cung cấp các sản phẩm gốm mosaic chất lượng cao. Chế độ bảo hành: Đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Dịch vụ khách hàng: Tư vấn nhiệt tình, chu đáo.    Ngoài ra bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, kiến trúc sư để được tư vấn lựa chọn tranh phù hợp. Khi đó bạn sẽ xác định được ngân sách mua tranh.     Các bức tranh tại Tranh gốm Trần Hùng có màu sắc đẹp, tươi sáng, được nung ở nhiệt độ cao nên vẻ đẹp của các bức tranh luôn được lưu giữ cùng thời gian, không sợ ẩm mốc, mối mọt hay côn trùng. Với Tranh gốm Trần Hùng bạn trang trí không gian nội thất hay ngoài trời đều rất phù hợp. Tranh gốm Trần Hùng luôn đồng hành cùng bạn để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất trên mỗi bức tranh Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng  

Ý nghĩa các món đồ thờ cúng gia tiên
25/03/2024

Ý nghĩa các món đồ thờ cúng gia tiên

Bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ gồm những gì?    Tùy vào kích thước bàn thờ gia tiên của mỗi nhà, tùy vào truyền thống mỗi gia đình thì sự lựa chọn các món trên bàn thờ gia tiên là khác nhau, nhưng cơ bản một bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ sẽ những món như sau: Bát hương Ống đựng hương Bộ bát cúng cơm Bộ ấm chén cúng nhỏ Lọ cắm hoa (hoặc lục bình) Bộ đũa thờ Mâm bồng (đĩa đựng hoa quả) Nậm đựng rượu Kỷ chén Đèn dầu thờ Chóe thờ Bộ đỉnh hạc (lư hương) Tác dụng và ý nghĩa của từng món trên bàn thờ gia tiên 1. Bát hương – ý nghĩa và vị trí đặt – Ý nghĩa bát hương và cách sử dụng bát hương trên bàn thờ gia tiên là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào. Vị trí đặt bát hương: Đặt bát hương phải có điểm tựa, thường ở chính giữa ban thờ. Mặt nhật nguyệt phải hướng ra ngoài, còn mặt nhật nguyện hướng về phía nào phụ thuộc vào vị trí đặt ban thờ, vị trí của phòng thờ, tuổi của gia chủ, trước mặt có vật gì chấn hay không? Vấn đề này nên tham khảo ý kiến các thầy trước khi lập ban thờ.    Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: Bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn.    Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ số bát hương (cho Tổ tiên, Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh…).    Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã “phạm thượng” với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ. 2. Ống đựng hương – ý nghĩa và tác dụng    Ống đựng hương được dùng để đựng hương hoặc đũa thờ và thường được đặt trong cùng của góc trái bàn thờ; tùy thuộc vào kích thước bàn thờ mà gia chủ lựa chọn kích thước ống hương cho phù hợp. Việc bày biện các vật phẩm thờ sẽ giúp bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ, tăng sự phù hộ độ trì của âm – dương. 3. Bộ bát cúng cơm – ý nghĩa và cách dùng    Bộ bát cúng cơm trên bàn thờ là biểu tượng cho sự ấm no, đong đầy, tượng trưng cho linh khí của đất trời. Ngoài ra, đây còn là biểu hiện của sự thanh sạch, thuần khiết, thông thường một bàn thờ gia tiên cơ bản sẽ có một bộ 6 bát hoặc 10 bát. 4. Bộ ấm chén thờ – Ý nghĩa và cách dùng    Bộ ấm chén thờ là một trong những vật phẩm thờ cúng quan trọng, cần thiết khi muốn thiết lập một bộ đồ thờ trong gia đình. Bộ ấm trà thờ cúng được sử dụng để pha trà và dâng lên tổ tiên mỗi ngày, thường được đặt trên đĩa, bao gồm 1 ấm và 3 chén hoặc 5 chén. Trà sau khi pha xong phải rót ra các chén thờ.    Trong văn hóa tâm linh, những người đã khuất không phải là mất hẳn mà vẫn đang sống ở một thế giới khác tồn tại song song với thế giới thực tại mà chúng ta đang sống, chỉ có điều mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Chính vì vậy, ông bà tổ tiên ở thế giới bên kia cũng có cuộc sống và sử dụng các vật dụng như chúng ta. Vì vậy việc mời trà tổ tiên, thần Phật hàng ngày thể hiện tấm lòng thành kính, hiếu thảo, trân trọng của con cháu đối với các bậc bề trên, thể hiện ý nghĩa các ngài vẫn luôn sống mãi trong lòng con cháu.    Hơn nữa, dâng trà lên các vị tổ tiên còn gắn liền với văn hóa thưởng trà đã có từ lâu của dân tộc ta. Việc pha trà và dâng lên ông bà, tổ tiên hay các vị thần Phật thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện sự trân trọng, lưu giữ và phát huy nét văn hóa tốt đẹp mà cha ông xưa truyền lại cho các thế hệ sau.    Vì mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, bộ ấm trà thờ cúng cần được lựa chọn riêng, tránh dùng chung với các sản phẩm khác trong gia đình. Việc chuẩn bị riêng một bộ ấm chén thờ trong bộ đồ thờ sẽ thể hiện sự chu đáo, tấm lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Hơn nữa cũng giúp cho không gian thờ cúng thêm phần trang trọng hơn. 5. Lọ hoa bàn thờ – Ý nghĩa và cách dùng    Lọ hoa được biết như là một vật phẩm thờ cúng được dùng để cắm hoa tươi trang trí trên bàn thờ. Đặc biệt mỗi dịp tết đến xuân về, ngày rằm hay mùng 1 thì con cháu lại dâng hương lên bàn thờ. Đi cùng với nén hương không thể thiếu bình hoa cùng trái cây, bánh kẹo. Đây là hành động bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn đến tổ tiên, ông bà và thần linh.    Ngoài ra, cũng ít người biết rằng bình hoa không chỉ có tác dụng cắm hoa. Mà còn mang ý nghĩa dâng lên những điều tốt đẹp nhất cho gia tiên. Tùy theo mỗi gia đình, có gia đình chọn hoa tươi để cắm vào bình. Nhưng có nhiều gia đình lại thích dùng loại hoa sen đồng biểu thị cho vẻ đẹp trường tồn bền lâu. 6. Bộ đũa thờ – Ý nghĩa và cách dùng    Đũa dùng để thờ thường là một bộ hoặc bó gồm 6 hoặc 10 đôi. Ý nghĩa của bộ đũa thờ chính là thể hiện sự gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình dành cho nhau. Ngoài ra việc sử dụng đũa để thờ còn là sự bày tỏ tấm lòng hiếu thảo, tôn kính của con cháu trong nhà đối với ông bà tổ tiên.    Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đũa dùng để thờ. Về cơ bản, chúng có công dụng như nhau là đặt để trang trí trên các ban thờ gia tiên và ban thờ các vị thần linh. Tuy cơ bản là giống và có ý nghĩa như nhau. Đũa thờ bằng tre    Đũa thờ bằng tre là loại đũa được phổ biến rộng rãi nhất trong tất các các loại đũa trên thị trường hiện nay. Ưu điểm của loại đũa này chính là chất liệu được làm từ thân cây tre, một loại cây rất thân thiện với con người, vì thế có rất nhiều gia đình đã lựa chọn đũa tre để đặt cạnh bát cơm cúng của gia tiên nhà mình, như một sự tưởng nhớ về cội nguồn từ thời xa xưa.    Vì là phổ biến nên giá thành của đũa thờ bằng tre không quá cao so với giá trị thật mà sản phẩm này mang lại. Đũa được thiết kế đơn giản, nhưng khi cầm lại rất chắc tay, không có độ trơn cao và khi trưng bày lâu trên ban thờ sẽ không lo bị cong vênh hay biến dạng. Đũa thờ bằng gỗ    Song song với tre thì gỗ cũng là một loại cây gần gũi và thân thiện với con người từ xưa đến nay. Vì vậy các loại đũa thờ được làm bằng gỗ như gỗ dừa hay gỗ mun, gỗ hương….v.v đều rất được mọi người quan tâm và lựa chọn    Đặc điểm của đũa thờ bằng gỗ chính là tính thẩm mỹ cao, mẫu mã sang trọng. Nên việc sử dụng đũa này để thờ thì khá là hợp lý. Đũa thờ bằng sứ    Đũa thờ bằng sứ với vẻ ngoài sáng bóng và có tính thẩm mỹ cao nhiều hoa văn họa tiết cổ xưa. Nên khi được dùng để trang trí trên các ban thờ nhìn càng sang trọng hơn. Ưu điểm của loại đũa này chính là bền chắc hơn đũa tre và đũa nhựa.    Ngoài ra, ưu điểm của đũa thờ bằng sứ là dễ dàng lau chùi, cọ rửa, nên sẽ không bị tốn thời gian nhiều trong việc vệ sinh chúng và không bị phai màu theo thời gian. Rất tiện lợi cho những gia đình hạn hẹp về thời gian chăm chút ban thờ. Đũa nhựa Melamine    Đũa nhựa Melamine còn được gọi là đũa nhựa phíp. Loại nhựa này luôn được đánh giá cao về chất lượng tốt nhất trong các loại nhựa hiện nay. Vì thế khi sử dụng đũa thờ bằng loại nhựa này bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ bền của sản phẩm Đũa nhựa Polymer    Đũa thờ được làm từ chất liệu nhựa Polymer về hình thức bên ngoài cũng giống như đũa thờ bằng nhựa Melamine. Vì thế nếu không tìm hiểu kỹ sẽ có nhiều người lầm tưởng và không phân biệt được 2 loại đũa này.    Đũa làm bằng nhựa Polymer còn có tên gọi khác, đó chính là PPS. Sản phẩm này có độ cứng cao, không bị cong vênh cho dù được trang trí lâu dài ở tại ban thờ. Nhưng nếu để nói về mức chọn lựa vật phẩm thờ của người dân Việt Nam thì họ vẫn ưa chuộng những chất liệu gần gũi với mình hơn. 7. Mâm bồng – Ý nghĩa và cách dùng    Mâm bồng là một trong những món đồ thờ quan trọng trên bàn thờ gia tiên, nó thường dùng để đựng hoa quả, bánh kẹo, trầu cau hay tiền vàng dâng lễ lên tổ tiên. Tùy theo điều kiện và kích thước bàn thờ mà bạn có thể lựa chọn số lượng và kích thước mâm bồng sẽ khác nhau.    Đối với bàn thờ gia tiên thì tùy theo kích thước bàn thờ mà có từ 1 mâm bồng đến 3 cái mâm bồng. Theo đó, chiếc mâm ở giữa thường có kích thước to hơn so với hai chiếc mâm còn lại ở bên cạnh. Mâm bồng to ở giữa dùng để đựng trầu cau và tiền mã; mâm nằm ở phía bên trái dùng để đựng hoa tươi; mâm còn lại ở bên phải dùng để đựng trái cây.    Việc bày trí mâm bồng được kế thừa từ quan niệm “mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây’ nên khi bình minh là lúc muôn hoa đua nở và cho đến khi kết thúc tì một ngày dài thì kết trái.    Ý nghĩa của mâm bồng trong thờ cúng đó là giúp gia chủ bày tỏ lòng thành kính và sự biết ơn đối với những người đã khuất trong gia đình, thần linh và Đức Phật. 8. Nậm rượu – Ý nghĩa và cách dùng    Trên bàn thờ, nậm rượu được sử dụng để đựng rượu nhằm đảm bảo cho đồ lễ rượu được sạch nhất, tinh khiết nhất khi dâng lên các vị tổ tiên. Nậm rượu trên bàn thờ có ý nghĩa hóa giải hung khí, bảo vệ sức khỏe, mang đến hạnh phúc.    Bên cạnh đó, nậm rượu cũng có ý nghĩa phong thủy như là một bình hút lộc nhờ kiểu dáng miệng nhỏ để hút lộc, bụng phình to để chứa lộc. Vì vậy, bài trí nậm rượu trên bàn thờ có ý nghĩa thu hút tài lộc, may mắn, hạnh phúc cho gia chủ.    Nậm rượu có nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau, tùy thuộc vào kích thước bàn thờ và từng loại bàn thờ mà lựa chọn số lượng, kích cỡ và kiểu dáng nậm rượu cho phù hợp.    Nậm rượu thờ cúng cần phải được lựa chọn riêng, không lẫn với đồ dùng hàng ngày trong gia đình. Việc chuẩn bị nậm rượu riêng để bày trên bàn thờ thể hiện sự chu đáo, thành kính của gia chủ, giúp cho không gian thờ cúng thêm phần trang trọng hơn, đồng thời thể hiện tấm lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên và thần phật, cầu mong cho gia đình luôn gặp được những điều tốt đẹp và may mắn.     Việc sử dụng và bài trí nâm rượu trên bàn thờ còn có ý nghĩa các vị thần phật, ông bà tổ tiên mặc dù đã khuất nhưng vẫn luôn sống mãi trong lòng con cháu, khi còn sống thói quen sinh hoạt làm sao thì lúc sinh thời cũng như vậy.    Kỷ chén là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa tưởng nhớ đến người đã khuất, bày tỏ lòng thành kính của con cháu với tổ tiên. 9. Kỷ chén – Ý nghĩa và cách dùng    Kỷ chén thường được đựng nước sạch hoặc đựng rượu, tượng trưng cho sự vững chắc, bền lâu. Rượu, nước thường là thứ không thể thiếu để tiếp đón, mời khách, nhất là chén rượu có thể kết nối tình cảm của mọi người. Vì vậy, qua việc dâng rượu, nước lên bàn thờ gia tiên, ý nghĩa của kỷ chén trên bàn thờ cũng cầu mong sự phù hộ độ trì, kết nối với tổ tiên của mình.    Cách sử dụng kỷ chén trên bàn thờ cần những nguyên tắc nhất định để đảm bảo giá trị thẩm mỹ và tâm linh, phong thủy. Bộ kỷ chén thờ thường được đặt ở đầu, phía trước bát hương và chính giữa bàn thờ.    Đặc biệt, khi thờ số chén chỉ là số lẻ như: 3, 5; dùng để đựng nước, rượu và thay nước, rượu vào mỗi lần thắp hương, dâng lễ mới. Tùy theo diện tích ban thờ mà chọn số lượng chén cho phù hợp.    Việc sắp xếp bàn thờ gia tiên cân đối không chỉ đảm bảo sự cân bằng âm – dương, sự bình yên trong ngôi nhà mà còn có lợi cho con đường phát triển, sự nghiệp của chính gia chủ. 10. Đèn dầu thờ – Ý nghĩa và cách dùng    Cùng với việc thờ cúng linh thiêng này, đèn dầu thờ là vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ. Đèn dầu vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa mang ý nghĩa phong thủy. Do đó, đèn dầu luôn được đặt ở vị trí ưu tiên trên bàn thờ ở các gia đình hoặc đình chùa để giữ lửa, và đề lấy lửa thắp hương trong các kỳ cúng lễ hay giỗ chạp.    Về mặt đời sống tâm linh của người Việt, lửa có ý nghĩa như là cầu nối giữa thế giới người sống và thế giới người chết. Điều này được thể hiện rất rõ nét trong nghi thức dâng hương (thắp hương, đốt hương) của người Việt. Người Việt tin rằng, nén hương khi đốt lên như là một nhịp cầu vô hình kết nối hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.    Theo phong thủy, sử dụng ngọn đèn dầu còn coi như pháp khí bảo vệ, ngăn không cho các năng lượng xấu xâm nhập, và xua đuổi tà ma, bùa chú,… giúp cho những vong linh được thờ (thần thánh, gia tiên) không bị quấy phá hay ngăn cản không thể ngự được. Điều này sẽ giúp cho gia chủ được phù hộ và được hưởng nhiều tài lộc. 11. Chóe thờ – Ý nghĩa và cách dùng    Chóe thờ được sử dụng để đựng các lễ vật thờ cúng bao gồm gạo, muối, nước để dâng lên thờ cúng tổ tiên. Tùy theo kích thước bàn thờ, có thể lựa chọn một chóe, hai chóe hoặc cả ba chóe để bày trí.    Cũng giống như các vật phẩm khác trên bàn thờ, chóe thờ cần được lựa chọn riêng, không được dùng chung với các sản phẩm khác trong gia đình nhằm đảm bảo tính trang nghiêm và linh thiêng cho việc thờ cúng, cũng như thể hiện sự chu đáo, tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên, thần Phật.    Trong văn hóa tâm linh, đằng sau cái chết là sẽ tồn tại một sự sống mới ở thế giới bên kia dưới một hình thức nào đó mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Chính vì vậy để tỏ lòng thành kính với người đã khuất “nơi suối vàng” cũng cần cuộc sống đầy đủ hàng ngày như tiền tệ, vàng bạc, muối gạo và nước sạch. Chính vì thế chúng ta cần đến chóe thờ với mong muốn thể hiện sự thành kính, sự tưởng nhớ với người đã khuất. 12. Bộ đỉnh hạc (lư hương) – Ý nghĩa và tác dụng    Bộ đỉnh sứ thường bao gồm: đỉnh sứ, đôi chân nến hoặc đôi hạc đứng trên lưng rùa. Tuy nhiên, các gia đình thường chọn đôi hạc thờ để sử dụng cho không gian thờ cúng bởi chúng sở hữu giá trị tâm linh, phong thủy sâu sắc. Theo phong thủy, hình tượng hạc cưỡi lưng rùa tượng trưng cho những điều tốt đẹp, cho mong ước truyền lại cho người đời sau.    Lư hương thường đi chung với bộ đôi hạc thờ và rất ít khi đi một mình, người ta dùng lư hương để đốt hương trầm, tạo cho không gian thờ cúng thêm linh thiêng, bởi mùi hương chính là sự thanh khiết cao quý, thể hiện tấm lòng thành của người cúng thờ.    Trong văn hóa tâm linh, đằng sau cái chết là sẽ tồn tại một sự sống mới ở thế giới bên kia dưới một hình thức nào đó mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Chính vì vậy để tỏ lòng thành kính với người đã khuất “nơi suối vàng” cũng cần cuộc sống đầy đủ hàng ngày như tiền tệ, vàng bạc, muối gạo và nước sạch. Chính vì thế chúng ta cần đến chóe thờ với mong muốn thể hiện sự thành kính, sự tưởng nhớ với người đã khuất. 12. Bộ đỉnh hạc (lư hương) – Ý nghĩa và tác dụng    Bộ đỉnh sứ thường bao gồm: đỉnh sứ, đôi chân nến hoặc đôi hạc đứng trên lưng rùa. Tuy nhiên, các gia đình thường chọn đôi hạc thờ để sử dụng cho không gian thờ cúng bởi chúng sở hữu giá trị tâm linh, phong thủy sâu sắc. Theo phong thủy, hình tượng hạc cưỡi lưng rùa tượng trưng cho những điều tốt đẹp, cho mong ước truyền lại cho người đời sau.    Lư hương thường đi chung với bộ đôi hạc thờ và rất ít khi đi một mình, người ta dùng lư hương để đốt hương trầm, tạo cho không gian thờ cúng thêm linh thiêng, bởi mùi hương chính là sự thanh khiết cao quý, thể hiện tấm lòng thành của người cúng thờ.    Tác dụng của mùi hương trầm còn mang lại sự minh mẫn, thanh lọc được không khí , trừ hung khí và lam tỏa cát khí, thúc đầy sự hòa thuận, tinh thần đoàn kết.. Chính vì vậy lư hương được xem là cụ khí cát trong thờ cúng.    Trên đây là 12 món cần thiết cho một bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ, ngoài ra bạn còn có thể bổ sung các vật dụng khác như: Bát sâm, chân nến, lọ 100 chữ Phúc…    Hy vọng những chia sẻ trên đây của Cửa hàng gốm Trần Hùng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về một bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ gồm những gì và ý nghĩa của từng vật dụng cũng như cách sắp xếp ra sao cho đúng. Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: Kiot B6 chợ gốm Bát Tràng    

Tranh sứ ghép mảnh Mosaic - Xu hướng trang trí của thời đại
25/03/2024

Tranh sứ ghép mảnh Mosaic - Xu hướng trang trí của thời đại

   Tranh sứ ghép mảnh mosaic là sản phẩm độc đáo và có tính nghệ thuật cao. Các bức tranh bằng chất liệu thân thiện với môi trường, biến hóa đa dạng phong cách, đảm bảo truyền tải được thông điệp mà chủ tranh mong muốn nên ngày càng được ứng dụng trong trang trí nhà cửa. Tranh sứ ghép mảnh Mosaic có gì khác biệt?    Tranh Mosaic là định nghĩa chỉ các bức tranh được ghép từ nhiều mảnh nhỏ. Đây là một loại hình nghệ thuật còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chất lượng nguyên liệu và kỹ thuật lắp ghép chính là 2 yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự khác biệt và giá trị đặc sắc của dòng tranh này. Tranh Mosaic có thể được tạo nên từ nhiều mảnh ghép có chất liệu khác nhau như gốm sứ, thủy tinh, đá tự nhiên, gỗ. Trong đó, tranh sứ ghép mảnh mosaic được yêu thích hơn cả.    Mỗi bức tranh sứ ghép mảnh mosaic là một tác phẩm hoàn hảo được tạo ra từ những mảnh gạch mosaic nhỏ, nhiều màu sắc, được lắp ghép kết nối vừa khít với nhau nhằm thể hiện một chủ đề nhất định. Tranh mosaic có thể là những bức tranh đơn giản với họa tiết trùng lặp, chủ đề về thiên nhiên, hoa cỏ, con vật, con người… Mặt khác nó cũng có thể là những bức tranh đầu tư kỹ lưỡng về nội dung, bố cục, chất liệu màu sắc như tranh về các công trình kiến trúc, tranh sự kiện lịch sử,...    Dù ở kích thước nào, tranh gốm sứ ghép mảnh cũng được thực hiện công phu và tỉ mỉ. Với màu sắc phong phú và uyển chuyển, những bức tranh dòng này luôn đạt tới tận cùng của cảm xúc và làm sống động mọi nơi nó có mặt.     Gốm sứ Bát Tràng là thương hiệu gốm sứ nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và một trong những sản phẩm gốm trang trí được yêu thích nhất hiện nay chính là tranh mosaic ghép gốm Bát Tràng. Những bức tranh ghép gốm mang vẻ đẹp độc đáo và mới lạ, đã và đang được người dùng đánh giá cao về độ bền và giá trị thẩm mỹ.     Vật liệu được sử dụng để làm nên tranh sứ ghép mảnh mosaic gốm Bát Tràng được chọn lọc và xử lý kỹ càng. Sản phẩm được tạo tác từ đôi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làng gốm nên mang vẻ đẹp sắc nét, tinh tế và có hồn. Sau khi được đắp nổi hoặc vẽ tay theo chủ đề nhất định, những bức tranh mosaic sẽ được nung ở nhiệt độ từ 1000 đến 1300 độ C để đảm bảo độ bền của gốm. Nhờ vậy mang tới những ưu điểm tuyệt vời cho dòng tranh này, đó là: Sản phẩm chắc chắn, độ bền cao, chống mài mòn. Những họa tiết đắp nổi hay vẽ tay đều rất rõ ràng, sống động và có hồn.  Màu sắc pha trộn hài hòa, chất màu mộc mạc, dung dị. Tranh có khả năng chống thấm, chống ẩm mốc, chống axit Thời gian sử dụng lâu dài Lớp men phủ ngoài giúp vệ sinh tranh dễ dàng Giúp thể hiện cá tính riêng của người sử dụng Các kiểu tranh tranh sứ ghép mảnh mosaic phổ biến hiện nay   Hiện nay tranh sứ ghép mảnh mosaic có 2 loại phổ biến nhất đó chính là tranh có chủ đề và tranh module. Chi tiết từng loại như sau:    Tranh mosaic có chủ đề: Giống như bức tranh thông thường khác, tranh mosaic theo chủ đề được tạo nên bởi sự ghép lại của những viên gạch mosaic nhỏ có hình dạng và màu sắc khác nhau. Các chủ đề thường được thể hiện trên tranh là đồng cỏ, hoa lá, con người, con vật, di tích lịch sử, sự kiện...     Tranh mosaic module: Loại tranh này có điểm đặc biệt nằm ở sự lặp đi lặp lại theo dạng hoa văn, khiến người nhìn có cảm giác trải dài vô tận. Tranh mosaic module thường có ít màu sắc hơn tranh có chủ đề và các mảnh ghép có hình thù đa dạng hơn nhờ áp dụng phương pháp cắt rối.  Mua tranh sứ ghép mảnh mosaic gốm Bát Tràng ở đâu?    Vẻ đẹp của tranh sứ ghép mảnh mosaic là điều không thể phủ nhận. Chúng không chỉ khiến ngôi nhà thêm hoàn thiện mà còn thể hiện sự tinh tế và độc đáo trong gu thẩm mỹ của chủ nhân. Vì tranh mosaic ghép gốm Bát Tràng ngày càng được yêu thích, nên có không ít địa chỉ bán hàng nhái để lừa gạt người tiêu dùng. Nếu không có kinh nghiệm phân biệt, bạn rất dễ bị “sập bẫy” giá rẻ.    Để có thể sở hữu một bức tranh mosaic hoàn mỹ, bạn sẽ cần tìm đến các đơn vị sản xuất và cung cấp sản phẩm Bát Tràng uy tín. Một trong những địa chỉ bạn nên tham khảo chính là Tranh gốm Trần Hùng.    Các bức tranh tại Tranh gốm Trần Hùng có màu sắc đẹp, tươi sáng, được nung ở nhiệt độ cao nên vẻ đẹp của các bức tranh luôn được lưu giữ cùng thời gian, không sợ ẩm mốc, mối mọt hay côn trùng. Với Tranh gốm Trần Hùng bạn trang trí không gian nội thất hay ngoài trời đều rất phù hợp. Tranh gốm Trần Hùng luôn đồng hành cùng bạn để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất trên mỗi bức tranh Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng  

Hội làng-Tranh gốm Trần Hùng
25/03/2024

Hội làng-Tranh gốm Trần Hùng

   Hình ảnh hội làng được khắc họa lên bức tranh gốm không chỉ mang lên vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn thể hiện được nét văn hóa, giá trị truyền thống của người Việt Nam. Từ thời xa xưa, hội làng đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc và nhân văn, lưu giữ được những nét đẹp truyền thống mà ông cha ta để lại. Vậy tranh gốm hội làng còn có ý nghĩa đặc biệt gì nữa mà khiến cho con người ta yêu thích đến vậy, hãy cùng Tranh gốm Trần Hùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây. “Hội làng” có vai trò như thế nào trong đời sống người Việt Nam?    Từ ngày xưa, hội làng đã có vai trò rất lớn với con người Việt Nam. Nó được lưu trữ ở những vùng thôn quê, nơi chứa đựng những giá trị truyền thống lâu đời. Trải qua nhiều năm, hội làng vẫn được duy trì và được diễn ra vào những ngày nhất định. Nhưng đa phần sẽ tổ chức sau dịp tết, bởi dịp đấy mọi người đều có mặt đông đủ, cùng nhau tham gia lễ hội làng, cùng cầu mong những điều thật ý nghĩa, luôn bình an và an nhiên, cùng chơi những trò chơi dân gian, cười đùa cùng nhau, gạt bỏ những muộn phiền để vui chơi thỏa thích. Trong tâm thức mỗi người luôn mong muốn một tương lai cộng đồng tốt đẹp và yêu thương nhau.    Hình ảnh hội làng được khắc họa trên bức tranh gốm như đang lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống xa xưa, nhắc nhở mọi người dù là những người xa lạ với nhau nhưng cùng chung sống trên một mảnh đất hãy luôn đoàn kết và yêu thương lẫn nhau. Không chỉ tạo nên nét đẹp cho ngôi nhà mà còn mang giá trị nhân văn rất lớn làm cho ai cũng chú ý vào nó khi nhìn lần đầu tiên. Ý nghĩa của tranh gốm hội làng    Biết được vai trò của hội làng rất quan trọng với đời sống tính thần của con người. Vậy ý nghĩa mà nó được trân trọng, giữ gìn và được khắc họa trên tranh gốm như vậy là gì? Gắn kết cộng đồng dân cư trong làng, xã, thôn, xóm với nhau    Hình ảnh hội làng trên bức tranh gốm mang đến ý nghĩa gắn kết những người xa lạ với nhau thành một tổ chức đoàn kết và vững mạnh. Hội làng trở thành một nét văn hóa dân gian, món ăn tinh thần ko thể thiếu được đối với người dân Việt Nam. Nó thể hiện được sự gắn kết cộng đồng, sự kết nội rộng lớn, nâng cao giá trị tình đoàn kết, hướng con người hòa nhập vào tập thể, đề cao ý thức cộng đồng để mang đến một xã hội nhân văn và nâng cao giá trị văn hóa.    Hội làng mang trên mình tinh thần nhân văn sâu sắc. Khi con người hòa mình vào hội làng mọi sự toan tính đời thường bị lu mờ, xóa bỏ ngăn cách khỏi sự giàu nghèo, lấy sự hòa đồng, gắn kết, vui vẻ làm mục đích chính thì những vấn đề ngoài kia đều gạt bỏ đi. Ai cũng như ai cùng nhau nắm tay đoàn kết, yêu thương nhau hưởng thụ những giá trị văn hóa của cộng đồng. Hình ảnh hội làng trên tranh gốm như một lời nhắc chúng ta hãy luôn là một tập thể vững mạnh, luôn gắn kết với nhau để tạo nên một cộng đồng có giá trị. Hun đúc, kết tinh, bảo tồn, sáng tạo những giá trị truyền thống    Hình ảnh hội làng không chỉ thể hiện nền văn hóa mà còn là nơi hun đúc, kết tinh, bảo tồn giá trị truyền thống, sáng tạo phát huy đa dạng nền văn hóa cao cả của chúng ta. Hình ảnh ấy khiến cho chúng ta sẽ cảm thấy được bình yên và thoải mái hơn, gạt bỏ những thứ hư vô ngoài kia để sống cho chính mình. Cuộc sống yên bình ở làng quê như thức tỉnh trong lòng người bởi những tiếng chiêng trống náo nhiệt, hân hoan chào đón mọi người từ nơi xa trở về. Hình ảnh hội làng làm cho con người ta nhớ đến những khoảnh khắc được hòa mình vào văn hóa truyền thống của quê hương. Đây chính là một “bảo tàng sống” được lưu trữ từ thế hệ này đến thế hệ khác, nó là tâm điểm là cái nôi cho nền văn hóa giá trị, mọi thuần phong mỹ tục đều được tạo nên trên tranh gốm hội làng này.    Hình ảnh hội làng cho thấy được nét mặt rạng rỡ của những người tham gia, hòa mình vào không khí lễ hội, tôn trọng, yêu thương và quý trọng lẫn nhau và đấy cũng là cách mà con người giữ gìn, truyền tải, phát triển được nét văn hóa truyền thống hiệu quả nhất. Thể hiện tinh thần tự hào dân tộc, ý thức hướng về cội nguồn    Niềm tự hào dân tộc, ý chí hướng về cội nguồn được thể hiện qua bức tranh hội làng, thật sự quá sâu sắc và cao cả. Hướng về cội nguồn là truyền thống vô cùng quý giá và là nét đặc trưng của người Việt. Dù có xa tận đâu nhưng hãy nhớ nơi mình được sinh ra và lớn lên, đấy là nơi tạo nên những giá trị tuyệt vời. Hội làng là biểu hiện của nét văn hóa tâm linh, nơi giao hòa giữa cõi linh thiêng và thế giới trần tục, giữa thánh thần và con người. Đều là những vị thần có phẩm chất cao quý, được dân làng ngưỡng mộ và thờ cúng.    Hình ảnh hội làng thể hiện được giá trị nhân văn, nét văn hóa truyền thống. Sự tích hợp của những giá trị văn hóa dân gian được lưu lại và truyền đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hình ảnh ấy được khắc họa lên bức tranh gốm khiến cho con người ta hướng về cội nguồn, hướng về kỳ tích, ôn lại những chiến công vẻ vang mà ông cha ta đã gầy dựng nên, tôn vinh những bậc tiền bối, những vị anh hùng vĩ đại có công với đất nước. Và đó cũng là sự tự hào về dân tộc, quý trọng quá khứ, luôn tôn trọng các vị tiền bối nó góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc, những giá trị nhân văn cao đẹp và tuyệt vời.    Tranh gốm hội làng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc và mang đến nhiều giá trị cho cuộc sống hiện tại. Hình ảnh ấy như nhắc nhở chúng ta nâng niu và trân quý những giá trị truyền thống, đấy là những giá trị vô cùng tuyệt vời và hãy truyền tải nó đến nhiều thế hệ để luôn giữ được tinh thần dân tộc vững vàng, luôn đoàn kết và yêu thương lẫn nhau. Tranh gốm hội làng không chỉ mang đến nét đẹp vô thường mà còn là hồn cốt của văn hóa Việt Nam. Tại Tranh gốm Trần Hùng, các bức tranh luôn được các nghệ nhân trau chuốt, tỉ mỉ để mỗi sản phẩm đến tay khách hàng là tốt nhất và giá trị trường tồn cùng thời gian. Tranh gốm Trần Hùng luôn đồng hành cùng bạn để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất. Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng