Điện thoại: 0973275594
Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 (Thứ 2 - CN)
Hội làng-Tranh gốm Trần Hùng

Hội làng-Tranh gốm Trần Hùng

25/03/2024

   Hình ảnh hội làng được khắc họa lên bức tranh gốm không chỉ mang lên vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn thể hiện được nét văn hóa, giá trị truyền thống của người Việt Nam. Từ thời xa xưa, hội làng đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc và nhân văn, lưu giữ được những nét đẹp truyền thống mà ông cha ta để lại. Vậy tranh gốm hội làng còn có ý nghĩa đặc biệt gì nữa mà khiến cho con người ta yêu thích đến vậy, hãy cùng Tranh gốm Trần Hùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

“Hội làng” có vai trò như thế nào trong đời sống người Việt Nam?

   Từ ngày xưa, hội làng đã có vai trò rất lớn với con người Việt Nam. Nó được lưu trữ ở những vùng thôn quê, nơi chứa đựng những giá trị truyền thống lâu đời. Trải qua nhiều năm, hội làng vẫn được duy trì và được diễn ra vào những ngày nhất định. Nhưng đa phần sẽ tổ chức sau dịp tết, bởi dịp đấy mọi người đều có mặt đông đủ, cùng nhau tham gia lễ hội làng, cùng cầu mong những điều thật ý nghĩa, luôn bình an và an nhiên, cùng chơi những trò chơi dân gian, cười đùa cùng nhau, gạt bỏ những muộn phiền để vui chơi thỏa thích. Trong tâm thức mỗi người luôn mong muốn một tương lai cộng đồng tốt đẹp và yêu thương nhau.

   Hình ảnh hội làng được khắc họa trên bức tranh gốm như đang lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống xa xưa, nhắc nhở mọi người dù là những người xa lạ với nhau nhưng cùng chung sống trên một mảnh đất hãy luôn đoàn kết và yêu thương lẫn nhau. Không chỉ tạo nên nét đẹp cho ngôi nhà mà còn mang giá trị nhân văn rất lớn làm cho ai cũng chú ý vào nó khi nhìn lần đầu tiên.

Ý nghĩa của tranh gốm hội làng

   Biết được vai trò của hội làng rất quan trọng với đời sống tính thần của con người. Vậy ý nghĩa mà nó được trân trọng, giữ gìn và được khắc họa trên tranh gốm như vậy là gì?

Gắn kết cộng đồng dân cư trong làng, xã, thôn, xóm với nhau

   Hình ảnh hội làng trên bức tranh gốm mang đến ý nghĩa gắn kết những người xa lạ với nhau thành một tổ chức đoàn kết và vững mạnh. Hội làng trở thành một nét văn hóa dân gian, món ăn tinh thần ko thể thiếu được đối với người dân Việt Nam. Nó thể hiện được sự gắn kết cộng đồng, sự kết nội rộng lớn, nâng cao giá trị tình đoàn kết, hướng con người hòa nhập vào tập thể, đề cao ý thức cộng đồng để mang đến một xã hội nhân văn và nâng cao giá trị văn hóa.

   Hội làng mang trên mình tinh thần nhân văn sâu sắc. Khi con người hòa mình vào hội làng mọi sự toan tính đời thường bị lu mờ, xóa bỏ ngăn cách khỏi sự giàu nghèo, lấy sự hòa đồng, gắn kết, vui vẻ làm mục đích chính thì những vấn đề ngoài kia đều gạt bỏ đi. Ai cũng như ai cùng nhau nắm tay đoàn kết, yêu thương nhau hưởng thụ những giá trị văn hóa của cộng đồng. Hình ảnh hội làng trên tranh gốm như một lời nhắc chúng ta hãy luôn là một tập thể vững mạnh, luôn gắn kết với nhau để tạo nên một cộng đồng có giá trị.

Hun đúc, kết tinh, bảo tồn, sáng tạo những giá trị truyền thống

   Hình ảnh hội làng không chỉ thể hiện nền văn hóa mà còn là nơi hun đúc, kết tinh, bảo tồn giá trị truyền thống, sáng tạo phát huy đa dạng nền văn hóa cao cả của chúng ta. Hình ảnh ấy khiến cho chúng ta sẽ cảm thấy được bình yên và thoải mái hơn, gạt bỏ những thứ hư vô ngoài kia để sống cho chính mình. Cuộc sống yên bình ở làng quê như thức tỉnh trong lòng người bởi những tiếng chiêng trống náo nhiệt, hân hoan chào đón mọi người từ nơi xa trở về. Hình ảnh hội làng làm cho con người ta nhớ đến những khoảnh khắc được hòa mình vào văn hóa truyền thống của quê hương. Đây chính là một “bảo tàng sống” được lưu trữ từ thế hệ này đến thế hệ khác, nó là tâm điểm là cái nôi cho nền văn hóa giá trị, mọi thuần phong mỹ tục đều được tạo nên trên tranh gốm hội làng này.

   Hình ảnh hội làng cho thấy được nét mặt rạng rỡ của những người tham gia, hòa mình vào không khí lễ hội, tôn trọng, yêu thương và quý trọng lẫn nhau và đấy cũng là cách mà con người giữ gìn, truyền tải, phát triển được nét văn hóa truyền thống hiệu quả nhất.

Thể hiện tinh thần tự hào dân tộc, ý thức hướng về cội nguồn

   Niềm tự hào dân tộc, ý chí hướng về cội nguồn được thể hiện qua bức tranh hội làng, thật sự quá sâu sắc và cao cả. Hướng về cội nguồn là truyền thống vô cùng quý giá và là nét đặc trưng của người Việt. Dù có xa tận đâu nhưng hãy nhớ nơi mình được sinh ra và lớn lên, đấy là nơi tạo nên những giá trị tuyệt vời. Hội làng là biểu hiện của nét văn hóa tâm linh, nơi giao hòa giữa cõi linh thiêng và thế giới trần tục, giữa thánh thần và con người. Đều là những vị thần có phẩm chất cao quý, được dân làng ngưỡng mộ và thờ cúng.

   Hình ảnh hội làng thể hiện được giá trị nhân văn, nét văn hóa truyền thống. Sự tích hợp của những giá trị văn hóa dân gian được lưu lại và truyền đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hình ảnh ấy được khắc họa lên bức tranh gốm khiến cho con người ta hướng về cội nguồn, hướng về kỳ tích, ôn lại những chiến công vẻ vang mà ông cha ta đã gầy dựng nên, tôn vinh những bậc tiền bối, những vị anh hùng vĩ đại có công với đất nước. Và đó cũng là sự tự hào về dân tộc, quý trọng quá khứ, luôn tôn trọng các vị tiền bối nó góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc, những giá trị nhân văn cao đẹp và tuyệt vời.

   Tranh gốm hội làng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc và mang đến nhiều giá trị cho cuộc sống hiện tại. Hình ảnh ấy như nhắc nhở chúng ta nâng niu và trân quý những giá trị truyền thống, đấy là những giá trị vô cùng tuyệt vời và hãy truyền tải nó đến nhiều thế hệ để luôn giữ được tinh thần dân tộc vững vàng, luôn đoàn kết và yêu thương lẫn nhau. Tranh gốm hội làng không chỉ mang đến nét đẹp vô thường mà còn là hồn cốt của văn hóa Việt Nam.

Tại Tranh gốm Trần Hùng, các bức tranh luôn được các nghệ nhân trau chuốt, tỉ mỉ để mỗi sản phẩm đến tay khách hàng là tốt nhất và giá trị trường tồn cùng thời gian. Tranh gốm Trần Hùng luôn đồng hành cùng bạn để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất.

Liên hệ tư vấn: 0973.275.594

Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng

Bình luận của bạn