Điện thoại: 0973275594
Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 (Thứ 2 - CN)
Ý nghĩa các món đồ thờ cúng gia tiên

Ý nghĩa các món đồ thờ cúng gia tiên

25/03/2024

Bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ gồm những gì?

   Tùy vào kích thước bàn thờ gia tiên của mỗi nhà, tùy vào truyền thống mỗi gia đình thì sự lựa chọn các món trên bàn thờ gia tiên là khác nhau, nhưng cơ bản một bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ sẽ những món như sau:

  1. Bát hương
  2. Ống đựng hương
  3. Bộ bát cúng cơm
  4. Bộ ấm chén cúng nhỏ
  5. Lọ cắm hoa (hoặc lục bình)
  6. Bộ đũa thờ
  7. Mâm bồng (đĩa đựng hoa quả)
  8. Nậm đựng rượu
  9. Kỷ chén
  10. Đèn dầu thờ
  11. Chóe thờ
  12. Bộ đỉnh hạc (lư hương)

Tác dụng và ý nghĩa của từng món trên bàn thờ gia tiên

1. Bát hương – ý nghĩa và vị trí đặt

 Ý nghĩa bát hương và cách sử dụng bát hương trên bàn thờ gia tiên là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.

Vị trí đặt bát hương: Đặt bát hương phải có điểm tựa, thường ở chính giữa ban thờ. Mặt nhật nguyệt phải hướng ra ngoài, còn mặt nhật nguyện hướng về phía nào phụ thuộc vào vị trí đặt ban thờ, vị trí của phòng thờ, tuổi của gia chủ, trước mặt có vật gì chấn hay không? Vấn đề này nên tham khảo ý kiến các thầy trước khi lập ban thờ.

   Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: Bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn.

   Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ số bát hương (cho Tổ tiên, Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh…).

   Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã “phạm thượng” với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ.

2. Ống đựng hương – ý nghĩa và tác dụng

   Ống đựng hương được dùng để đựng hương hoặc đũa thờ và thường được đặt trong cùng của góc trái bàn thờ; tùy thuộc vào kích thước bàn thờ mà gia chủ lựa chọn kích thước ống hương cho phù hợp. Việc bày biện các vật phẩm thờ sẽ giúp bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ, tăng sự phù hộ độ trì của âm – dương.

3. Bộ bát cúng cơm – ý nghĩa và cách dùng

   Bộ bát cúng cơm trên bàn thờ là biểu tượng cho sự ấm no, đong đầy, tượng trưng cho linh khí của đất trời. Ngoài ra, đây còn là biểu hiện của sự thanh sạch, thuần khiết, thông thường một bàn thờ gia tiên cơ bản sẽ có một bộ 6 bát hoặc 10 bát.

4. Bộ ấm chén thờ – Ý nghĩa và cách dùng

   Bộ ấm chén thờ là một trong những vật phẩm thờ cúng quan trọng, cần thiết khi muốn thiết lập một bộ đồ thờ trong gia đình. Bộ ấm trà thờ cúng được sử dụng để pha trà và dâng lên tổ tiên mỗi ngày, thường được đặt trên đĩa, bao gồm 1 ấm và 3 chén hoặc 5 chén. Trà sau khi pha xong phải rót ra các chén thờ.

   Trong văn hóa tâm linh, những người đã khuất không phải là mất hẳn mà vẫn đang sống ở một thế giới khác tồn tại song song với thế giới thực tại mà chúng ta đang sống, chỉ có điều mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Chính vì vậy, ông bà tổ tiên ở thế giới bên kia cũng có cuộc sống và sử dụng các vật dụng như chúng ta. Vì vậy việc mời trà tổ tiên, thần Phật hàng ngày thể hiện tấm lòng thành kính, hiếu thảo, trân trọng của con cháu đối với các bậc bề trên, thể hiện ý nghĩa các ngài vẫn luôn sống mãi trong lòng con cháu.

   Hơn nữa, dâng trà lên các vị tổ tiên còn gắn liền với văn hóa thưởng trà đã có từ lâu của dân tộc ta. Việc pha trà và dâng lên ông bà, tổ tiên hay các vị thần Phật thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện sự trân trọng, lưu giữ và phát huy nét văn hóa tốt đẹp mà cha ông xưa truyền lại cho các thế hệ sau.

   Vì mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, bộ ấm trà thờ cúng cần được lựa chọn riêng, tránh dùng chung với các sản phẩm khác trong gia đình. Việc chuẩn bị riêng một bộ ấm chén thờ trong bộ đồ thờ sẽ thể hiện sự chu đáo, tấm lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Hơn nữa cũng giúp cho không gian thờ cúng thêm phần trang trọng hơn.

5. Lọ hoa bàn thờ – Ý nghĩa và cách dùng

   Lọ hoa được biết như là một vật phẩm thờ cúng được dùng để cắm hoa tươi trang trí trên bàn thờ. Đặc biệt mỗi dịp tết đến xuân về, ngày rằm hay mùng 1 thì con cháu lại dâng hương lên bàn thờ. Đi cùng với nén hương không thể thiếu bình hoa cùng trái cây, bánh kẹo. Đây là hành động bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn đến tổ tiên, ông bà và thần linh.

   Ngoài ra, cũng ít người biết rằng bình hoa không chỉ có tác dụng cắm hoa. Mà còn mang ý nghĩa dâng lên những điều tốt đẹp nhất cho gia tiên. Tùy theo mỗi gia đình, có gia đình chọn hoa tươi để cắm vào bình. Nhưng có nhiều gia đình lại thích dùng loại hoa sen đồng biểu thị cho vẻ đẹp trường tồn bền lâu.

6. Bộ đũa thờ – Ý nghĩa và cách dùng

   Đũa dùng để thờ thường là một bộ hoặc bó gồm 6 hoặc 10 đôi. Ý nghĩa của bộ đũa thờ chính là thể hiện sự gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình dành cho nhau. Ngoài ra việc sử dụng đũa để thờ còn là sự bày tỏ tấm lòng hiếu thảo, tôn kính của con cháu trong nhà đối với ông bà tổ tiên.

   Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đũa dùng để thờ. Về cơ bản, chúng có công dụng như nhau là đặt để trang trí trên các ban thờ gia tiên và ban thờ các vị thần linh. Tuy cơ bản là giống và có ý nghĩa như nhau.

Đũa thờ bằng tre
   Đũa thờ bằng tre là loại đũa được phổ biến rộng rãi nhất trong tất các các loại đũa trên thị trường hiện nay. Ưu điểm của loại đũa này chính là chất liệu được làm từ thân cây tre, một loại cây rất thân thiện với con người, vì thế có rất nhiều gia đình đã lựa chọn đũa tre để đặt cạnh bát cơm cúng của gia tiên nhà mình, như một sự tưởng nhớ về cội nguồn từ thời xa xưa.

   Vì là phổ biến nên giá thành của đũa thờ bằng tre không quá cao so với giá trị thật mà sản phẩm này mang lại. Đũa được thiết kế đơn giản, nhưng khi cầm lại rất chắc tay, không có độ trơn cao và khi trưng bày lâu trên ban thờ sẽ không lo bị cong vênh hay biến dạng.

Đũa thờ bằng gỗ
   Song song với tre thì gỗ cũng là một loại cây gần gũi và thân thiện với con người từ xưa đến nay. Vì vậy các loại đũa thờ được làm bằng gỗ như gỗ dừa hay gỗ mun, gỗ hương….v.v đều rất được mọi người quan tâm và lựa chọn

   Đặc điểm của đũa thờ bằng gỗ chính là tính thẩm mỹ cao, mẫu mã sang trọng. Nên việc sử dụng đũa này để thờ thì khá là hợp lý.

Đũa thờ bằng sứ
   Đũa thờ bằng sứ với vẻ ngoài sáng bóng và có tính thẩm mỹ cao nhiều hoa văn họa tiết cổ xưa. Nên khi được dùng để trang trí trên các ban thờ nhìn càng sang trọng hơn. Ưu điểm của loại đũa này chính là bền chắc hơn đũa tre và đũa nhựa.

   Ngoài ra, ưu điểm của đũa thờ bằng sứ là dễ dàng lau chùi, cọ rửa, nên sẽ không bị tốn thời gian nhiều trong việc vệ sinh chúng và không bị phai màu theo thời gian. Rất tiện lợi cho những gia đình hạn hẹp về thời gian chăm chút ban thờ.

Đũa nhựa Melamine
   Đũa nhựa Melamine còn được gọi là đũa nhựa phíp. Loại nhựa này luôn được đánh giá cao về chất lượng tốt nhất trong các loại nhựa hiện nay. Vì thế khi sử dụng đũa thờ bằng loại nhựa này bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ bền của sản phẩm

Đũa nhựa Polymer
   Đũa thờ được làm từ chất liệu nhựa Polymer về hình thức bên ngoài cũng giống như đũa thờ bằng nhựa Melamine. Vì thế nếu không tìm hiểu kỹ sẽ có nhiều người lầm tưởng và không phân biệt được 2 loại đũa này.

   Đũa làm bằng nhựa Polymer còn có tên gọi khác, đó chính là PPS. Sản phẩm này có độ cứng cao, không bị cong vênh cho dù được trang trí lâu dài ở tại ban thờ. Nhưng nếu để nói về mức chọn lựa vật phẩm thờ của người dân Việt Nam thì họ vẫn ưa chuộng những chất liệu gần gũi với mình hơn.

7. Mâm bồng – Ý nghĩa và cách dùng

   Mâm bồng là một trong những món đồ thờ quan trọng trên bàn thờ gia tiên, nó thường dùng để đựng hoa quả, bánh kẹo, trầu cau hay tiền vàng dâng lễ lên tổ tiên. Tùy theo điều kiện và kích thước bàn thờ mà bạn có thể lựa chọn số lượng và kích thước mâm bồng sẽ khác nhau.

   Đối với bàn thờ gia tiên thì tùy theo kích thước bàn thờ mà có từ 1 mâm bồng đến 3 cái mâm bồng. Theo đó, chiếc mâm ở giữa thường có kích thước to hơn so với hai chiếc mâm còn lại ở bên cạnh. Mâm bồng to ở giữa dùng để đựng trầu cau và tiền mã; mâm nằm ở phía bên trái dùng để đựng hoa tươi; mâm còn lại ở bên phải dùng để đựng trái cây.

   Việc bày trí mâm bồng được kế thừa từ quan niệm “mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây’ nên khi bình minh là lúc muôn hoa đua nở và cho đến khi kết thúc tì một ngày dài thì kết trái.

   Ý nghĩa của mâm bồng trong thờ cúng đó là giúp gia chủ bày tỏ lòng thành kính và sự biết ơn đối với những người đã khuất trong gia đình, thần linh và Đức Phật.

8. Nậm rượu – Ý nghĩa và cách dùng

   Trên bàn thờ, nậm rượu được sử dụng để đựng rượu nhằm đảm bảo cho đồ lễ rượu được sạch nhất, tinh khiết nhất khi dâng lên các vị tổ tiên. Nậm rượu trên bàn thờ có ý nghĩa hóa giải hung khí, bảo vệ sức khỏe, mang đến hạnh phúc.

   Bên cạnh đó, nậm rượu cũng có ý nghĩa phong thủy như là một bình hút lộc nhờ kiểu dáng miệng nhỏ để hút lộc, bụng phình to để chứa lộc. Vì vậy, bài trí nậm rượu trên bàn thờ có ý nghĩa thu hút tài lộc, may mắn, hạnh phúc cho gia chủ.

   Nậm rượu có nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau, tùy thuộc vào kích thước bàn thờ và từng loại bàn thờ mà lựa chọn số lượng, kích cỡ và kiểu dáng nậm rượu cho phù hợp.

   Nậm rượu thờ cúng cần phải được lựa chọn riêng, không lẫn với đồ dùng hàng ngày trong gia đình. Việc chuẩn bị nậm rượu riêng để bày trên bàn thờ thể hiện sự chu đáo, thành kính của gia chủ, giúp cho không gian thờ cúng thêm phần trang trọng hơn, đồng thời thể hiện tấm lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên và thần phật, cầu mong cho gia đình luôn gặp được những điều tốt đẹp và may mắn.

    Việc sử dụng và bài trí nâm rượu trên bàn thờ còn có ý nghĩa các vị thần phật, ông bà tổ tiên mặc dù đã khuất nhưng vẫn luôn sống mãi trong lòng con cháu, khi còn sống thói quen sinh hoạt làm sao thì lúc sinh thời cũng như vậy.

   Kỷ chén là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa tưởng nhớ đến người đã khuất, bày tỏ lòng thành kính của con cháu với tổ tiên.

9. Kỷ chén – Ý nghĩa và cách dùng

   Kỷ chén thường được đựng nước sạch hoặc đựng rượu, tượng trưng cho sự vững chắc, bền lâu. Rượu, nước thường là thứ không thể thiếu để tiếp đón, mời khách, nhất là chén rượu có thể kết nối tình cảm của mọi người. Vì vậy, qua việc dâng rượu, nước lên bàn thờ gia tiên, ý nghĩa của kỷ chén trên bàn thờ cũng cầu mong sự phù hộ độ trì, kết nối với tổ tiên của mình.

   Cách sử dụng kỷ chén trên bàn thờ cần những nguyên tắc nhất định để đảm bảo giá trị thẩm mỹ và tâm linh, phong thủy. Bộ kỷ chén thờ thường được đặt ở đầu, phía trước bát hương và chính giữa bàn thờ.

   Đặc biệt, khi thờ số chén chỉ là số lẻ như: 3, 5; dùng để đựng nước, rượu và thay nước, rượu vào mỗi lần thắp hương, dâng lễ mới. Tùy theo diện tích ban thờ mà chọn số lượng chén cho phù hợp.

   Việc sắp xếp bàn thờ gia tiên cân đối không chỉ đảm bảo sự cân bằng âm – dương, sự bình yên trong ngôi nhà mà còn có lợi cho con đường phát triển, sự nghiệp của chính gia chủ.

10. Đèn dầu thờ – Ý nghĩa và cách dùng

   Cùng với việc thờ cúng linh thiêng này, đèn dầu thờ là vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ. Đèn dầu vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa mang ý nghĩa phong thủy. Do đó, đèn dầu luôn được đặt ở vị trí ưu tiên trên bàn thờ ở các gia đình hoặc đình chùa để giữ lửa, và đề lấy lửa thắp hương trong các kỳ cúng lễ hay giỗ chạp.

   Về mặt đời sống tâm linh của người Việt, lửa có ý nghĩa như là cầu nối giữa thế giới người sống và thế giới người chết. Điều này được thể hiện rất rõ nét trong nghi thức dâng hương (thắp hương, đốt hương) của người Việt. Người Việt tin rằng, nén hương khi đốt lên như là một nhịp cầu vô hình kết nối hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.

   Theo phong thủy, sử dụng ngọn đèn dầu còn coi như pháp khí bảo vệ, ngăn không cho các năng lượng xấu xâm nhập, và xua đuổi tà ma, bùa chú,… giúp cho những vong linh được thờ (thần thánh, gia tiên) không bị quấy phá hay ngăn cản không thể ngự được. Điều này sẽ giúp cho gia chủ được phù hộ và được hưởng nhiều tài lộc.

11. Chóe thờ – Ý nghĩa và cách dùng

   Chóe thờ được sử dụng để đựng các lễ vật thờ cúng bao gồm gạo, muối, nước để dâng lên thờ cúng tổ tiên. Tùy theo kích thước bàn thờ, có thể lựa chọn một chóe, hai chóe hoặc cả ba chóe để bày trí.

   Cũng giống như các vật phẩm khác trên bàn thờ, chóe thờ cần được lựa chọn riêng, không được dùng chung với các sản phẩm khác trong gia đình nhằm đảm bảo tính trang nghiêm và linh thiêng cho việc thờ cúng, cũng như thể hiện sự chu đáo, tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên, thần Phật.

   Trong văn hóa tâm linh, đằng sau cái chết là sẽ tồn tại một sự sống mới ở thế giới bên kia dưới một hình thức nào đó mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Chính vì vậy để tỏ lòng thành kính với người đã khuất “nơi suối vàng” cũng cần cuộc sống đầy đủ hàng ngày như tiền tệ, vàng bạc, muối gạo và nước sạch. Chính vì thế chúng ta cần đến chóe thờ với mong muốn thể hiện sự thành kính, sự tưởng nhớ với người đã khuất.

12. Bộ đỉnh hạc (lư hương) – Ý nghĩa và tác dụng

   Bộ đỉnh sứ thường bao gồm: đỉnh sứ, đôi chân nến hoặc đôi hạc đứng trên lưng rùa. Tuy nhiên, các gia đình thường chọn đôi hạc thờ để sử dụng cho không gian thờ cúng bởi chúng sở hữu giá trị tâm linh, phong thủy sâu sắc. Theo phong thủy, hình tượng hạc cưỡi lưng rùa tượng trưng cho những điều tốt đẹp, cho mong ước truyền lại cho người đời sau.

   Lư hương thường đi chung với bộ đôi hạc thờ và rất ít khi đi một mình, người ta dùng lư hương để đốt hương trầm, tạo cho không gian thờ cúng thêm linh thiêng, bởi mùi hương chính là sự thanh khiết cao quý, thể hiện tấm lòng thành của người cúng thờ.

   Trong văn hóa tâm linh, đằng sau cái chết là sẽ tồn tại một sự sống mới ở thế giới bên kia dưới một hình thức nào đó mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Chính vì vậy để tỏ lòng thành kính với người đã khuất “nơi suối vàng” cũng cần cuộc sống đầy đủ hàng ngày như tiền tệ, vàng bạc, muối gạo và nước sạch. Chính vì thế chúng ta cần đến chóe thờ với mong muốn thể hiện sự thành kính, sự tưởng nhớ với người đã khuất.

12. Bộ đỉnh hạc (lư hương) – Ý nghĩa và tác dụng

   Bộ đỉnh sứ thường bao gồm: đỉnh sứ, đôi chân nến hoặc đôi hạc đứng trên lưng rùa. Tuy nhiên, các gia đình thường chọn đôi hạc thờ để sử dụng cho không gian thờ cúng bởi chúng sở hữu giá trị tâm linh, phong thủy sâu sắc. Theo phong thủy, hình tượng hạc cưỡi lưng rùa tượng trưng cho những điều tốt đẹp, cho mong ước truyền lại cho người đời sau.

   Lư hương thường đi chung với bộ đôi hạc thờ và rất ít khi đi một mình, người ta dùng lư hương để đốt hương trầm, tạo cho không gian thờ cúng thêm linh thiêng, bởi mùi hương chính là sự thanh khiết cao quý, thể hiện tấm lòng thành của người cúng thờ.

   Tác dụng của mùi hương trầm còn mang lại sự minh mẫn, thanh lọc được không khí , trừ hung khí và lam tỏa cát khí, thúc đầy sự hòa thuận, tinh thần đoàn kết.. Chính vì vậy lư hương được xem là cụ khí cát trong thờ cúng.

   Trên đây là 12 món cần thiết cho một bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ, ngoài ra bạn còn có thể bổ sung các vật dụng khác như: Bát sâm, chân nến, lọ 100 chữ Phúc…

   Hy vọng những chia sẻ trên đây của Cửa hàng gốm Trần Hùng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về một bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ gồm những gì và ý nghĩa của từng vật dụng cũng như cách sắp xếp ra sao cho đúng.

Liên hệ tư vấn: 0973.275.594

Đ/c: Kiot B6 chợ gốm Bát Tràng

 

 

Bình luận của bạn