Điện thoại: 0973275594
Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 (Thứ 2 - CN)

Tin tức

Ý nghĩa và lưu ý khi thờ cúng gia tiên mùng 1, ngày rằm
25/03/2024

Ý nghĩa và lưu ý khi thờ cúng gia tiên mùng 1, ngày rằm

   Theo phong tục của người Việt thì thờ cúng tổ tiên vào ngày đặc biệt tết, mùng 1 và ngày rằm hàng tháng trở thành tục lệ không thể thiếu. Cúng gia tiên để gửi những tâm nguyện, cầu xin của mình cho gia đình được an lành, hạnh phúc và thành đạt. Nếu bạn đang không biết làm sao cúng mùng 1 và ngày rằm đúng, chuẩn? Thắp mấy nén hương, chuẩn bị lễ vật gì? Ý nghĩa mùng 1 và ngày rằm trong phong thủy     Người Việt coi mùng 1 (Âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên. Theo phong tục truyền thống thì trong những ngày này, người ta cúng với ý nghĩa: - Ngày mùng Một (ngày Sóc) là ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công. - Ngày rằm (ngày Vọng) có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.    Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.    Chính vì thế đây là những thời điểm thuận lợi để khấn văn khấn gia tiên giúp thần thức của người đã khuất thoát khỏi những phiền não và có thể tự do tới với cảnh giới an lạc và dễ dàng đón nhận những tình cảm, lời cầu nguyện và ước mong của con cháu.Cùng với sự đón nhận những tình cảm, lời cầu nguyện của con cháu, gia tiên sẽ phù hộ giúp gia đình an lành, thành đạt. Những lễ vật cần sắm cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm    Với ý nghĩa ngày tốt lành nhất trong tháng nên khi cúng vào ngày rằm hay ngày mùng 1 hàng tháng, người Việt không cúng cầu kỳ đơn giản chỉ là những đồ lễ như: - 1 hũ rượu - 1 lọ hoa tươi - 1 đĩa quả tươi - 1 cốc nước - Trầu, cau    Và một thứ không thể thiếu là văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm. Ở mỗi nơi trên đất nước Việt Nam lại có những quan điểm khác nhau về cúng lễ những ngày này. Có nơi cúng vào mùng 1 và ngày 15, nhưng cũng có nơi lại cúng vào chiều ngày 30 tháng trước và ngày 14 Âm lịch hàng tháng. Dù cúng theo vào thời điểm nào thì trước khi cúng gia tiên thì phải cúng ông thần Thổ Công trước. Như vậy mọi điều nguyện cầu mới phải phép và đến được với ông bà, ông vải và tổ tiên. Các nghi thức cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm    Khi cúng gia tiên thì trọng tâm cúng thần thức của người đã khuất khi trở về cảnh giới an lạc. Người ta gọi đây là “âm siêu dương thái”. Nghi thức cúng gia tiên để đạt được những kết quả viên mãn là:    Tịnh vật, tịnh tài và tịnh tâm nên mọi thứ dâng cúng đều phải trong sạch, tuyệt đối không cúng tiền giả, không cúng những đồng tiền có nguồn gốc bất lương, không cúng những thực phẩm tanh hôi,... Ngoài ra có một số nơi còn không cúng đồ có nguồn gốc sát sinh vì họ cho rằng người mất không hưởng trực tiếp đồ cúng phạn thực nên chỉ dùng đồ hỷ thực hoặc hiếu thức mà thôi.    Cúng cần có sự nuôi dưỡng, hoặc phóng sinh thể hiện lòng từ bi hay công đức của gia chủ và tiêu trừ được những nghiệp chướng trong quá khứ. Đây là cách giúp cho người thân tránh được những họa nạn không mong muốn về những nghiệp chướng này.    Không giải hạn bằng bùa ngải, bởi không thể dùng người khác thay thế mình, chỉ có mình mới có khả năng giải trừ các tai ách. Bất luận nguyên nhân nào cũng có nhân - quả.    Đọc văn khấn gia tiên với lòng thành cao cả, nguyện cầu những điều tốt đẹp cho gia đình, bản thân và có thể là cả xã hội. Thắp mấy nén hương ngày rằm và mùng 1 mới đúng?    Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương. Tuy nhiên, tùy không gian thờ cúng, nếu nhà chật, các chuyên gia phong thủy khuyên nên thắp 1 nén hương để khói hương không gây độc và phòng tránh hỏa hoạn.    Ý nghĩa của việc thắp các nén hương  theo quan niệm dân gian như sau: – Thắp 1 nén nhang: Ngụ ý bình an – Thắp 3 nén nhang: Báo tin cho người thân bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương. – Thắp 5 nén nhang: Dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh hiện về. – Thắp 7 nén nhang: Mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, bình thường ít khi thắp 7 nén.    Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thêm nhiều kiến thức để cúng ngày mùng 1, rằm sao cho đúng nhất.     Cửa hàng Trần Hùng tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống Bát Tràng. Chuyên chế tác sản phẩm gốm sứ  với chất lượng và độ tinh xảo cao nhất. Với đặc thù sản xuất trực tiếp theo phương pháp thủ công truyền thống, không phải qua bất kỳ đơn vị trung gian nào.    Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm như: đồ thờ gia tiên, tranh gốm,... Trần Hùng luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi tin rằng mình có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất. Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: Kiot B6 chợ gốm Bát Tràng  

Tứ đại đồng đường-Tranh gốm Trần Hùng
25/03/2024

Tứ đại đồng đường-Tranh gốm Trần Hùng

    Gia đình được xem là một mô hình xã hội thu nhỏ. Với đời sống hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều loại mô hình gia đình khác nhau. “Tứ đại đồng đường” là một mô hình gia đình đa thế hệ sống cùng nhau trong một ngôi nhà. Hinh ảnh tứ đại đồng đường được thể hiện trên bức tranh gốm tạo nên vẻ đẹp truyền thống, nét đẹp văn hóa của gia đình người Việt.    Tranh gốm tứ đại đồng đường được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí cho ngôi nhà của mình, mang lên một nét đẹp giản dị, đời thường nhưng rất tình cảm. Vậy tranh gốm tứ đại đồng đường còn có những ý nghĩa sâu sắc như thế nào? Hãy cùng Tranh gốm Trần Hùng tìm hiểu thêm về những ý nghĩa cao cả mà bức tranh gốm tứ đại đồng đường mang lại trong bài viết dưới đây.    Tứ đại đồng đường được hiểu một cách đơn giản là gia đình bao gồm 4 thế hệ trở lên từ cụ đến ông, bà, bố, mẹ và thế hệ cháu chắt  sống cùng nhau. Cùng sinh hoạt chung dưới một mái nhà, nó sẽ giúp gắn bó gia đình thêm đoàn kết và gắn bó hơn với nhiều thế hệ. Việc chung sống như thế cũng mang lại nhiều điều tích cực và cũng có mang lại nhiều điều phức tạp ảnh hưởng đến đời sống cá nhân.    Hiện nay, mô hình gia đình tứ đại đồng đường đã ít đi nhưng những gia đình ấy vẫn giữ nguyên được nét truyền thống, những giá trị đạo đức, giáo dục,  tuân thủ nguyên tắc của gia đình và cũng được cải tiến theo sự phát triển của xã hội. Với gia đình “Tứ đại đồng đường” luôn có một đặc điểm chung chính là giáo dục những thành viên trong gia đình tuân theo nét văn hóa, giá trị truyền thống đạo đức làm người, tinh thần yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, gắn bó, luôn hướng về cội nguồn, yêu thương gia đình, quê cha đất tổ, nơi mình được sinh ra và lớn lên.    Và vì thế người ta cũng muốn tạo nên một bức tranh gốm tứ đại đồng đường để không chỉ tạo nên giá trị truyền thống mà còn nhắc nhở đến mọi thành viên trong gia đình luôn hướng về nhau. Ông bà ta có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” vì thế hãy luôn trân trọng và yêu thương lẫn nhau dù khoảng cách có xa đến mấy nhưng vẫn là một gia đình. Vì sao tranh gốm tứ đại đồng đường được yêu thích?    Tranh gốm tứ đại đồng đường không chỉ dành cho những gia đình đa thế hệ mà dành cho tất cả gia đình bởi ý nghĩa sâu sắc mà nó mang lại. Vậy những ý nghĩa tuyệt vời mà nó mang lại là gì mà được nhiều người lựa chọn và yêu thích đến như vậy? Nâng cao giá trị cho đời sống, tinh thần    Được nhắc đến đầu tiên về ý nghĩa của tranh gốm tứ đại đồng đường là mang đến giá trị cao cho đời sống và tinh thần. Bởi bức tranh thể hiện được giá trị văn hóa, nét đẹp truyền thống, sự lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, những nét văn hóa yêu thương, đoàn kết, luôn hướng về nhau từ đời này đến đời khác được giữ nguyên. Mang lại giá trị nhân văn vô cùng lớn, tạo nên một gia đình văn hóa tuyệt vời, đời sống và tinh thần được nâng cao giúp cho xã hội được tốt đẹp hơn. Mang đến vẻ đẹp độc đáo, mới lại cho ngôi nhà Thay vì chọn những bức tranh để treo trong nhà, bạn hãy mạnh dạn thử ngay tranh gốm để trang trí cho những bức tường trắng của không gian ngôi nhà mình. Với họa tiết đẹp mắt được thiết kế tỉ mỉ và cầu kỳ đến từng chi tiết làm cho bức tranh trở thành nét nổi bật cho ngôi nhà. Không chỉ nâng cao tính thẩm mỹ mà còn mang lại giá trị nhân văn vô cùng cao, thế hiện được sự quý trọng và nâng niu giá trị truyền thống của nhiều thế hệ, ghi nhớ những công ơn của mà ông cha ta để lại. Có ý nghĩa lớn với những gia đình nhiều thế hệ    Thật sự đây được xem là bức tranh gốm có ý nghĩa vô cùng lớn với gia đình nhiều thế hệ, không chỉ thể hiện ở phần thực tế mà gia đình ấy có mà thông qua bức tranh càng khẳng định thêm được sự tuyệt vời của gia đình tứ đại đồng đường đem lại. Nét đẹp giản dị, đơn giản, luôn yêu thương lẫn nhau, không có thứ gọi là khoảng cách. Bức tranh gốm tứ đại đồng đường dường như nói lên được thông điệp của gia đình nhiều thế hệ. Nét đẹp được lưu giữ và trường tồn với thời gian. Gắn kết các thành viên trong gia đình    Khoảng cách là thứ mà trong gia đình nào cũng không mong muốn có. Với bức tranh gốm tứ đại đồng đường giúp cho các thành viên trong gia đình được tiến lại gần nhau hơn. Sự phát triển của xã hội ngày nay sẽ khiến cho con cháu xa cách với ông bà, bố mẹ nhiều hơn bởi sự khác nhau về đời sống, suy nghĩ vì vậy bức tranh này được tạo ra để nhắc nhở mọi người rằng dù như thế nào khi chung sống trong một gia đình hãy luôn quan tâm, chia sẻ với nhau, yêu thương và hỗ trợ nhau khi gặp phải các vấn đề khó khăn trong cuộc sống để có thể gắn kết với nhau nhiều hơn. Việc có thể duy trì được gia đình nhiều thế hệ là điều tốt bởi sẽ giúp ích cho các thành viên trong gia đình gắn kết với nhau hơn và học được nhiều điều từ các thế hệ trong gia đình. Mang lại giá trị truyền thống, đạo đức tốt qua nhiều thế hệ    Giá trị truyền thống, đạo đức văn hóa, giáo dục được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác là điều vô cùng đáng quý và đáng trân trọng. Bức tranh gốm tứ đại đồng đường với ý nghĩa mang lại giá trị truyền thống, đạo đức cho các thế hệ, giúp các thành viên luôn mang trong mình nét đẹp truyền thống, những giá trị cao cả mà ông cha ta đã để lại. Luôn hướng về cội nguồn dù ở thế hệ nào đi chăng nữa cũng lưu trữ được truyền thống, đạo đức tốt. Khi sử dụng tranh gốm tứ đại đồng đường để trang trí như là việc nhắc nhở hãy nâng niu và quý trọng mọi thành viên trong gia đình.    Bức tranh gốm tứ đại đồng đường mang đến ý nghĩa vô cùng sâu sắc và giá trị. Không chỉ mang đến vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn mang tính nhân văn rất cao, giúp con người nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa gia đình. Tại Tranh gốm Trần Hùng, các bức tranh luôn được các nghệ nhân trau chuốt, tỉ mỉ để mỗi sản phẩm đến tay khách hàng là tốt nhất và giá trị trường tồn cùng thời gian. Tranh gốm Trần Hùng luôn đồng hành cùng bạn để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất. Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng  

Cá chép trông trăng-Tranh gốm Trần Hùng
22/03/2024

Cá chép trông trăng-Tranh gốm Trần Hùng

Đôi nét về tranh cá chép lý ngư vọng nguyệt Cá chép trông trăng hay Lý ngư vọng nguyệt là một trong những bức tranh đẹp nhất của nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam. Vẻ đẹp toát lên từ hình tượng độc đáo, ấn tượng của bức tranh với bố cục hài hòa và cân đối. Cá chép theo văn hóa dân gian là biểu tượng cho ý thức, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, trong thi cử, là ước nguyện trong chốn quan trường với mong muốn "vượt vũ môn hóa rồng". Trong bức tranh có khắc họa hình ảnh đôi cá chép mải miết vọng theo bóng trăng dưới đáy nước. Tranh Cá chép trông trăng gồm một cặp hai bức tranh như thế. Ý nghĩa tranh cá chép trông trăng - Lý ngư vọng nguyệt - Hình ảnh Cá chép – chủ thể chính trong bức tranh đã bao đời nay được biết đến gắn liền với truyền thuyết “Cá chép vượt vũ môn hóa rồng“. Vì thế nên nó mang ý nghĩa biểu tượng không hề nhỏ trong cuộc sống, trong lĩnh vực công danh sự nghiệp và việc học hành thi cử. Cá chép là biểu trưng cho ý thức và nghị lực vươn lên, vượt mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống, đó là biểu trưng cho chí tiến thủ của bậc bá vương, anh hùng, cũng chính là ước nguyện của vô số các bậc hiền tài xưa nay khi nhắc chuyện thi hương thi trạng, hay chính là ước nguyện ngàn đời của những người lăn xả chốn quan trường. Ước nguyện ấy không gì khác chính là mong cho đại sự như ý, vượt được vũ môn để hóa rồng oai nghiêm, phi thường. - Hình ảnh mặt trăng trong bức tranh được mô tả ở trạng thái đẹp nhất của nó. Đó là hình ảnh vầng trăng sáng tròn đầy, hoàn mỹ, và cũng chính là biểu tượng của sự viên mãn, như ý nguyện.  - Từ đó, hình ảnh đôi cá chép vọng trăng đã tạo nên ý nghĩa đặc biệt cho tổng thể bức tranh – đó là biểu trưng cho mong ước có được cuộc sống viên mãn, tròn đầy, được hưởng những điều tốt đẹp, gặp may mắn trên con đường công danh sự nghiệp và học hành. - Và một điều đặc biệt khác, tưởng chừng như có chút lại kì trong bức tranh Lý ngư vọng nguyệt này, chính là hình ảnh bóng trăng dưới đáy nước. Cá chép trong bức tranh không hướng về trăng trên mặt nước mà lại hướng về bóng trăng soi dưới đáy nước (biểu tượng ảo ảnh của một giá trị đích thực). Phải chăng hàm nghĩa của bức tranh muốn nhắn gửi chúng ta "Hãy tìm về sự hoàn thiện, viên mãn của con người". - Trong phong thủy, tranh cá chép trông trăng chính là biểu trưng cho tài lộc, may mắn, và hạnh phúc viên mãn, tròn đầy. Bức tranh mang nguồn thủy khí dồi dào, mang đến tài lộc vô biên cho gia chủ và những người trong gia đình, và được coi là vật phẩm phong thủy đặc biệt thích hợp cho những người làm kinh doanh để cầu may mắn và tài lộc Vị trí tranh Cá chép trông trăng - Lý ngư vọng nguyệt - Vị trí thích hợp nhất cho bức tranh này là ở thư phòng, phòng khách, hoặc các không gian bài trí trang trọng và lịch sự hướng về phía Nam hoặc Đông Nam. - Những bức tranh Cá chép đặc biệt thích hợp với những người mệnh Thủy hoặc mệnh Mộc. Nếu như với những người bình thường, tranh Lý ngư vọng nguyệt có thể mang đến lợi ích phong thủy đến bảy phần, thì với những người mệnh Mộc hoặc mệnh Thủy, những tác dụng tốt đẹp mà bức tranh này mang lại phải đến cả mười phần.    Ở Tranh gốm Trần Hùng vẻ đẹp của mỗi bức tranh luôn được truyền đạt, lưu giữ và trường tồn cùng thời gian. Tranh gốm trần Hùng là địa chỉ tin cậy, uy tín, luôn đồng hành cùng khách hàng để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất trên mỗi bức tranh. Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng  

Câu chuyện Cá chép vượt long môn-Tranh gốm Trần Hùng
22/03/2024

Câu chuyện Cá chép vượt long môn-Tranh gốm Trần Hùng

   Dân gian lưu truyền sự tích “cá chép hóa rồng” hay “cá chép vượt Vũ Môn” để nói đến việc cá chép hóa thành rồng bay lên trời. Cá chép hóa rồng mang ý nghĩa thăng hoa, là biểu tượng của tinh thần vượt khó, kiên trì, bền bỉ, đồng thời tượng trưng cho nhân cách thanh cao, tiềm ẩn, hướng đến một kết quả tốt đẹp.  Hãy cùng Tranh gốm Trần Hùng tìm hiểu về ý nghĩa của hình ảnh này nhé. Hai câu chuyện thần thoại về sự tích “cá chép vượt Vũ Môn”    Tương truyền, tại vùng đất Thần Châu có một con sông linh thiêng được đặt tên là sông Hoàng Hà. Từ trên cao nhìn xuống, sông Hoàng Hà chảy từ tây sang đông, uốn lượn, khúc khuỷu tựa như con rồng đang bay lượn giữa ngàn mây.    Ở vùng trung du Hoàng Hà có một ngọn núi tên là Long Môn, nghĩa là ‘‘Cửa rồng’’. Vì sao lại có tên gọi này? Tục truyền rằng khi Đại Vũ trị thủy, ông đã xẻ núi cho nước chảy xuyên qua khe đá, tạo lên cảnh tượng vô cùng hùng vĩ. Vì chỉ có Thần Long mới có thể vượt qua, nên có tên gọi là Long Môn.    Người ta nói, cá chép trên sông Hoàng Hà mà có thể nhảy qua Long Môn được thì sẽ hóa rồng. Nhưng Long Môn lại là một vách đá cao sừng sững, sông Hoàng Hà đổ đến đây tuôn trào như thác, dòng nước ồ ạt đổ xuống mãnh liệt như thiên binh vạn mã. Cá chép muốn bơi ngược được thác nước ấy mà vượt qua được Long Môn thì khó hơn cả lên trời. Bởi vậy đó phải là một con cá chép có nội lực siêu phàm, sự bền bỉ và kiên trì, có cả trí và dũng.    Tích xưa kể rằng, con cá chép ấy có ngậm một viên thần châu, và phải mất hàng vạn năm, hàng nghìn, ức năm mới có thể xuất sinh một con cá chép như vậy. Và cá chép ấy đã vượt Vũ Môn quan thành công, đã hóa rồng.     Câu chuyện về chú cá chép vượt Vũ Môn và được hóa rồng khiến cho tất cả những con cá chép khác trên sông Hoàng Hà ngày đêm cố gắng nỗ lực để vượt được Vũ Môn. Có những chú bị trầy vây, tróc vẩy, có những chú bị chết, và có cả những chú cá vừa nhìn thấy liền bỏ cuộc.    Từ sông Hoàng Hà đi về phía tây nam có một khu danh lam thắng cảnh tên gọi Miếu Hiệp, còn được gọi là Diệu Hiệp. Miếu Hiệp nổi tiếng với hình ảnh hai ngọn núi phượng hoàng cao chót vót bên bờ sông, nổi bật trên nền trời, trông giống như một bức tranh sống động miêu tả những chú cá chép vượt vũ môn. Đó là hai ngọn núi tráng lệ, hùng vĩ với những vách đá xếp chồng lên nhau, tựa như đang đâm thẳng lên trời. Những mỏm núi đá kỳ lạ giống cánh cửa đang mở ra làm du khách cảm nhận như lạc vào xứ sở thần tiên.     Ngoài sự tích cá chép vượt Vũ Môn kể trên còn có một câu chuyện cảm động và tuyệt đẹp trong thung lũng tuyệt vời này:    Cách đây lâu lắm rồi, người dân cư ngụ dọc hai bờ sông Long Khê đều có một cuộc sống vô cùng đầm ấm no đủ, an cư lạc nghiệp. Nam thì làm ruộng, nữ thì ươm tơ dệt vải.     Một năm nọ, không biết từ đâu bay tới một con ác long vô cùng độc ác. Nó không chỉ hô mưa gọi gió phá hoại mùa màng, mà còn ăn thịt người dân, sát hại sinh linh vạn vật, làm cả vùng thung lũng không khí ngột ngạt, không còn cảnh yên bình như xưa. Hằng năm cứ vào ngày mùng 6 tháng 6, nó bắt dân làng phải cống nộp một bé trai và một bé gái, 10 con bò lớn, 100 con lợn, dê và nhiều lễ vật khác. Nếu không làm theo yêu cầu, nó sẽ há miệng phun lửa nuốt chửng người và động vật, phá hủy thôn làng. Sự hung ác của nó làm dân chúng oán thán thấu trời thấu đất, mong được Thần Phật bảo hộ.     Ở trấn Long Khê Hạp Khẩu có một cô bé rất thông minh và xinh đẹp tên gọi Ngọc Cô. Với quyết tâm tìm cách trừ bỏ con ác long này, cô bé đã nhiều lần lên Vân Đài tìm kiếm sự giúp đỡ của tiên tử nhưng đều không thấy. Dù thất bại nhiều lần, cô bé vẫn không nản lòng và tiếp tục hạ quyết tâm tìm kiếm. Cảm động trước sự thành tâm kiên định ấy, ngày nọ Vân Đài tiên tử đã xuất hiện và chỉ cho cô bé cách diệt trừ con ác long. Tiên tử nói: “Cách thôn khoảng hơn ngàn dặm có một động cá chép, con hãy đi tới đó tìm gặp cá chép tiên tử, vị ấy có thể trợ giúp con hoàn thành ý nguyện”.     Ngọc Cô nói lời từ biệt với Vân Đài tiên tử, trèo đèo lội suối, không quản gian nan vất vả tìm tới động cá chép và gặp cá chép tiên tử trình bày nguyện ý của mình. Cá chép tiên tử nói với cô: “Con muốn trừ hại cho bách tính muôn dân là việc làm vô cùng tốt đẹp, tuy nhiên con phải hy sinh bản thân mình. Con có đồng ý làm như vậy không?”. Ngọc Cô không do dự trả lời: “Chỉ cần có thể trừ hại cho dân làng, thịt nát xương tan con cũng cam lòng”. Cảm động trước sự chân thành và cương quyết của cô bé, cá chép tiên tử gật đầu hài lòng, phun ba giọt nước trắng lên người cô bé. Bỗng nhiên cô bé biến thành một chú cá chép đỏ vô cùng xinh đẹp.     Cá chép nhỏ bơi ngược dòng mà lên, trải qua bảy bảy bốn mươi chín ngày đã bơi về tới quê nhà. Đó là vào sáng sớm ngày 6 tháng 6, cá chép lắc mình biến trở lại hình dáng ban đầu thì thấy người dân trong thôn đang chuẩn bị đồ cúng tế ác long: Một bé trai một bé gái, 10 con bò lớn, 100 con lợn, dê. Người dân trong thôn khua chiêng đánh trống, một trận cuồng phong thổi đến như thể con rồng hung ác sắp xuất hiện. Nhìn thấy cảnh tượng này, hai bé trai và gái mặc quần áo đỏ sợ hãi khóc òa.    Nhìn thấy dân làng mang tới bữa ăn thịnh soạn, con ác long sớm đã chảy nước miếng bèn đắc ý há miệng. Vào đúng khoảnh khắc ngàn cân treo sợi tóc này, Ngọc Cô tiến về phía trước, ngăn cản các bậc phụ lão hương thôn trong làng và nói với họ: “Mọi người hãy tạm đợi ở đây, để tôi đi thu phục con yêu tinh hại người này”.     Vừa dứt lời, Ngọc Cô liền nhảy xuống nước và biến thành một con cá chép đỏ to lớn, bay vọt lên nhằm hướng con ác long mà lao tới, chui thẳng vào bụng nó. Ở trong bụng con rồng độc ác, cá chép nhỏ đâm vào phía đông lại đâm vào phía tây, làm lục phủ ngũ tạng của nó bị dập nát. Con ác long liều mình giãy giụa, lăn lộn khắp nơi nhưng đều vô ích, cuối cùng bị Ngọc Cô kết liễu. Tuy nhiên bản thân cô bé cũng bị chôn vùi trong bụng con ác long này.     Từ đó trở đi, dân chúng mới được sống an cư lạc nghiệp. Để tưởng nhớ Ngọc Cô đã không quản tính mạng bản thân mà hy sinh cho bách tính, người dân đã xây dựng một ngôi đền cá chép trên sườn núi Hạp Khẩu. Cho đến nay tại khu vực Ninh Hà, câu chuyện về cá chép vượt Long Môn này vẫn được lan truyền rộng rãi. Hàm ý ẩn sâu của hình tượng cá chép vượt Long Môn    Cá chép là con vật mang lại sự sung túc, tài lộc, may mắn. Không những vậy cá chép còn là con vật của Trời vì đã thắng cuộc thi và trở thành rồng, nên là vật cưỡi của ông Táo khi ông Táo về Trời. Rồng là con vật truyền thuyết, linh thiêng, nên nó có được sự tôn sùng của con người, nhưng cá chép cũng không kém phần.    Theo quan niệm phương Đông, cá chép tượng trưng cho sức khỏe và tài lộc. Trong đường quan lộ, cá chép là biểu tượng của sự thăng tiến, công danh. Bởi vậy người ta thường xem hình ảnh cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự an lành và sung túc, thịnh vượng, thăng tiến trong học hành, thi cử, công danh và may mắn về tài lộc trong thương mại.    Cá chép cần phải “bơi ngược dòng”, còn con người thì cần học cách “phản bổn quy chân”, rũ bỏ những cái xấu xa bại hoại mà tìm về với bản tính ban sơ của mình, đó là Chân, Thiện, Nhẫn. Con người từ khi sinh ra ai cũng mang trong mình những phẩm chất ấy. Nhưng cùng theo sự phát triển của xã hội, ai cũng cho rằng mình đang tiến lên nhưng kỳ thực là thụt lùi. Khi đạo đức không còn, chuẩn mực của bản thân bị hạ thấp, con người sẽ mãi mãi giống như loài cá, chịu hạn chế trong sông hồ mà không thể thoát ra ngoài.    Giống như cá chép muốn hóa rồng thì phải vượt Vũ Môn. Con người muốn nhảy thoát khỏi nơi trần thế để trở thành một sinh mệnh cao tầng thì phải tu luyện. Quá trình tu luyện là một chặng đường gian khổ, nhưng khi khó khăn qua đi thì huy hoàng sẽ tới. Người chân tu cuối cùng sẽ đắc Đạo, thăng thiên, như cá chép hóa rồng. Ở Tranh gốm Trần Hùng vẻ đẹp của mỗi bức tranh luôn được truyền đạt, lưu giữ và trường tồn cùng thời gian. Tranh gốm trần Hùng là địa chỉ tin cậy, uy tín, luôn đồng hành cùng khách hàng để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất trên mỗi bức tranh. Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng

Non nước hữu tình-Tranh gốm Trần Hùng
22/03/2024

Non nước hữu tình-Tranh gốm Trần Hùng

   Cổ nhân nói rằng: “Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn” (Kẻ trí vui với sông nước, người nhân vui với núi non). “Hà tất ty dữ trúc, Sơn thủy hữu thanh âm” (Hà tất chỉ có dây tơ và trúc, sơn thủy cũng có thanh âm).    Núi hun đúc nhân cách, cốt cách, giúp con người có ý chí kiên cường. Cung cấp nơi cư ngụ cho những người có tấm lòng khoáng đạt, chứa đựng vạn vật. Sự vĩnh viễn bất biến của núi là vật tham chiếu cho con người. Khơi dậy sự thoát tục, giúp con người vượt qua danh lợi, truy cầu sự vĩnh hằng. Khiến thân tâm con người đắm chìm trong khát vọng được tựa vào non xanh.    Năng lượng Mộc trên đỉnh núi (biểu tượng của sự tĩnh lặng) mang đến sức mạnh khai sáng, giác ngộ. Khi giác ngộ, con người hòa hợp với vũ trụ, nắm bắt những cơ hội xảy đến và đạt đươc thành công.    Tranh vẽ cảnh mặt trời chiếu sáng ở sườn núi, ở đó có cây cối mọc xanh tươi cũng có ý nghĩa mang đến những vận may, bởi vì mặt trời cũng là một biểu tượng của sự giác ngộ.    Cổ nhân leo lên núi ngắm thác nước đổ, ra sông bồng bềnh trên chiếc thuyền con. Ngước đầu nhìn bầu trời, vũ trụ, cúi đầu ngắm núi sông, non cao, dòng nước cuồn cuộn, sông biển. Vạn vật trong thế gian, cho tới từng nhành cây, ngọn cỏ bình thường nhất. Tất cả đều trở thành tải thể của tâm tình, ý chí của bậc thi nhân. Đều mang vẻ đẹp tâm tưởng “ý tại ngôn ngoại”, “hình tượng tại ngoại tượng”, “ý tại vần ngoại”.    Thi từ về sơn thủy truyền thống đã truyền tải nét đẹp tinh thần văn hóa truyền thống. Thông qua thanh âm trong trẻo của sơn thủy thiên nhiên. Vạn vật nảy nở, sinh sôi, hàm chứa vũ trụ quan và cái nhìn về tự nhiên rất đỗi sâu sắc, thâm trầm của cổ nhân.    Ở Tranh gốm Trần Hùng vẻ đẹp của non nước hữu tình được khắc họa, truyền tải thông qua đôi bàn tay khéo léo, sự tỉ mỉ của người nghệ nhân. Tranh gốm Trần Hùng là địa chỉ uy tín, tin cậy, luôn đồng hành cùng khách hàng để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất trên mỗi bức tranh. Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng 

Bàn thờ gia tiên-Tín ngưỡng, phong tục của người Việt Nam
22/03/2024

Bàn thờ gia tiên-Tín ngưỡng, phong tục của người Việt Nam

Bàn thờ gia tiên là một phần không thể thiếu trong các gia đình Việt Nam. Đây là nơi linh thiêng và trang trọng, được dùng để tưởng nhớ và tôn kính tổ tiên. Bài viết này sẽ giới thiệu về bàn thờ gia tiên, ý nghĩa của nó trong văn hóa Việt Nam và cách chăm sóc và trang trí bàn thờ một cách chu đáo. Hãy cùng khám phá những điều thú vị xoay quanh bàn thờ gia tiên! 1. Bàn thờ gia tiên – Nguồn gốc và ý nghĩa Bàn thờ gia tiên có nguồn gốc từ truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng của người Việt Nam. Đây là nơi để tôn kính tổ tiên, nhằm gợi nhắc về nguồn gốc và công ơn của gia đình. Bàn thờ gia tiên thường đặt ở vị trí trang trọng trong nhà, thể hiện sự tôn trọng và tri ân đối với tổ tiên. Trong văn hóa Việt Nam, bàn thờ gia tiên thể hiện sự tôn trọng và tri ân đối với tổ tiên, gắn kết các thế hệ trong gia đình và là nơi thể hiện lòng thành và biết ơn. 2. Cách chăm sóc và trang trí bàn thờ gia tiên Để bàn thờ gia tiên luôn được giữ gìn và trở nên trang trọng, cần chú ý đến việc chăm sóc và trang trí một cách chu đáo. Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng để duy trì sự trang trọng của bàn thờ: 2.1. Vệ sinh bàn thờ gia tiên Vệ sinh bàn thờ gia tiên thường xuyên là điều rất quan trọng. Hãy dọn dẹp và lau chùi bàn thờ một cách kỹ càng để duy trì sự sạch sẽ và linh thiêng của nó. Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý không để bàn thờ bị ẩm ướt hoặc bị tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 2.2. Trang trí bàn thờ gia tiên Bàn thờ gia tiên có thể được trang trí với các vật phẩm như bức tranh tổ tiên, hình tượng các vị thần linh, hoa quả, nến và đèn dầu. Những vật phẩm này không chỉ làm cho bàn thờ thêm phần trang trọng mà còn thể hiện sự xanh chín, phồn thịnh trong cuộc sống gia đình. Vậy thì làm cách nào để chăm sóc và trang trí bàn thờ gia tiên một cách đúng cách? Bạn nên lưu ý vệ sinh bàn thờ gia tiên thường xuyên và trang trí với các vật phẩm linh thiêng và ý nghĩa là những việc cần làm để duy trì sự trang trọng của bàn thờ gia tiên. 3. Phong tục và nghi thức tôn kính bàn thờ gia tiên Bàn thờ gia tiên không chỉ đơn thuần là một nơi trưng bày các vật phẩm linh thiêng, mà còn là trung tâm của những nghi lễ và phong tục trong gia đình. Dưới đây là một số nghi thức cơ bản khi tôn kính bàn thờ gia tiên: 3.1. Lễ cúng và cầu nguyện Gia đình thường tổ chức lễ cúng và cầu nguyện trước bàn thờ gia tiên vào các dịp lễ truyền thống, sinh nhật tổ tiên, hoặc các dịp quan trọng khác. Trong lễ cúng này, gia đình sẽ đốt hương, cất tiếng cầu nguyện và dâng lễ vật để tôn kính tổ tiên. 3.2. Thắp nến và đèn dầu Thắp nến và đèn dầu là một phần không thể thiếu trong bàn thờ gia tiên. Hành động này không chỉ tượng trưng cho ánh sáng và hy vọng mà còn tạo ra một không gian trang trọng và linh thiêng.  4. Bàn thờ gia tiên trong cuộc sống hiện đại Dù cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi, nhưng bàn thờ gia tiên vẫn giữ được vị trí quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Nó không chỉ là một biểu tượng của sự tôn trọng và tri ân tổ tiên, mà còn là nơi thể hiện tình yêu thương và sự gắn kết của gia đình. Bàn thờ gia tiên cũng có thể được thích nghi với không gian sống hiện đại. Gia đình có thể chọn các loại bàn thờ nhỏ gọn, trang trí theo phong cách hiện đại để phù hợp với căn nhà và sở thích cá nhân Bàn thờ gia tiên là nét đẹp truyền thống và tượng trưng cho sự tôn trọng và tri ân tổ tiên trong văn hóa Việt Nam. Việc chăm sóc, trang trí và tôn kính bàn thờ gia tiên không chỉ mang ý nghĩa linh thiêng mà còn gắn kết gia đình và thể hiện lòng biết ơn và tình yêu thương. Hãy giữ vững và truyền tải giá trị này qua các thế hệ để bàn thờ gia tiên luôn được xem là một biểu tượng quan trọng trong cuộc sống gia đình Việt Nam. Cửa hàng Trần Hùng là địa chỉ tin cậy, uy tín chuyên cung cấp các đồ thờ cúng Bát Tràng đa dạng mẫu mã, kích thước phù hợp với không gian thờ cúng của gia chủ. Liên hệ tư vấn:0973.275.594 Đ/c: Kiot B6 chợ gốm Bất Tràng