Điện thoại: 0973275594
Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 (Thứ 2 - CN)

Tin tức

Nghệ thuật “đắp nổi” và vật phẩm thờ cúng Bát Tràng
01/04/2024

Nghệ thuật “đắp nổi” và vật phẩm thờ cúng Bát Tràng

   Là một trong những nghệ thuật chính trong thiết kế họa tiết trên các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng nghệ thuật ‘đắp nổi” đã làm nên nét độc đáo và sang trọng riêng cho các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cũng như với các sản phẩm thờ tự nơi đây    Cùng với nghệ thuật Ám họa, Khắc Cẩn và những nghệ thuật trang trí khác Đắp nổi là một trong những nghệ thuật được thực hiện nhiều nhất trên các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, đặc biệt với những vật phẩm thờ cúng.    Được ra đời từ thế kỉ 14 nghệ thuật đắp nổi trên gốm sứ Bát Tràng đã mang tới những sản phẩm gốm sứ thu hút sự quan tâm của những ai yêu thích gốm sứ. Nhưng tới thế kỉ 17 nghệ thuật đắp nổi trên gốm sứ Bát Tràng được các nhà nghiên cứu đánh giá là đạt tới độ tinh tế, cầu kì sánh ngang với những tuyệt tác được chạm khắc trên gỗ hay trên đá. Tới thế kỷ 18 thì các tài liệu ghi chép lại cho thấy gốm Bát Tràng chủ yếu sử dụng nghệ thuật này cho các sản phẩm gốm sứ của mình.    Cho tới ngày nay, nghệ thuật đắp nổi Bát Tràng vẫn được yêu thích và thường được các nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề sử dụng cho các dòng sản phẩm cao cấp hoặc đồ thờ.    Nếu trước đây, nghệ thuật đắp nổi được thực hiện “lích kích”, kỳ công với nhiều công đoạn thì ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ làm gốm sứ, trừ một số sản phẩm hoặc họa tiết bắt buộc còn phần lớn các họa tiết đắp nổi đã được người dân làng nghề thực hiện bằng việc đúc trực tiếp trên khuôn sau đó đưa ra vẽ.    Những họa tiết đắp nổi này cùng với sự kết hợp của men và nghệ thuật vẽ thủ công đã làm cho các sản phẩm gốm sứ trở nên độc đáo và sang trọng hơn rất nhiều, do đó, giá thành của các sản phẩm này cũng mắc hơn so với các sản phẩm khác cùng danh mục nhưng không dùng nghệ thuật đắp nổi. Cửa hàng Trần Hùng tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm đồ thờ Bát Tràng được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Sản phẩm tại đây cam kết chất lượng, chính hãng Bát Tràng và hoàn toàn có thể vận chuyển toàn quốc đảm bảo sản phẩm an toàn đến tay khách hàng. Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: Kiot B6 chợ gốm Bát Tràng  

Đắp nổi là gì? Cách chế tác họa tiết đắp nổi trên gốm sứ
01/04/2024

Đắp nổi là gì? Cách chế tác họa tiết đắp nổi trên gốm sứ

   Đắp nổi hoạ tiết là một trong những phương pháp tạo ra những kiệt tác gốm sứ đỉnh cao, nhưng không hề dễ dàng để thực hiện hoàn chỉnh, nghệ nhân cần rất nhiều công đoạn để hình thành. Vậy phương pháp chế tác này là gì, được thực hiện ra sao, hãy cùng tìm hiểu với Gốm Trần Hùng nhé! Lịch sử ra đời kỹ thuật đắp nổi trên gốm:    Cũng giống như bao làng nghề truyền thống khác, nghề gốm cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm, tưởng chừng không thể phục hồi.Từ sau thế kỷ 14, có thể nói là thời kỳ hưng thịnh nhất của Gốm sứ Việt Nam. Dưới thời kỳ này, một số làng nghề truyền thống bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh mẽ như Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng,….    Cũng dưới thời kỳ này, kỹ thuật đắp nổi trên gốm manh nha xuất hiện, phát triển mạnh ở thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ 18. Gốm sứ Việt được xuất khẩu sang nhiều nước như: Nhật, Chân Lạp, Ấn Độ.    Cho đến thế kỷ 19 thì bị chững lại, vì Trung Quốc bỏ lệnh bế quan tỏa cảng nên gốm sứ Trung được đưa đến khắp các nước châu Á. Thêm vào đó nước ta trải qua chiến tranh chống đô hộ, phát xít nên các làng gốm gần như biến mất.    May mắn thay sau ngày giải phóng đất nước, các làng nghề truyền thống như: Bát Tràng, Phù Lãng, Đông Triều được hồi sinh. Mãi đến thế kỷ 20 những nghệ nhân cũ ra sức phục hồi các kỹ thuật trang trí truyền thống. Trong đó kỹ thuật đắp nổi được phục dựng và phát triển từ 2D lên 3D.  Quy trình chế tạo họa tiết đắp nổi trên gốm sứ:    Họa tiết đắp nổi trên gốm sứ rất khó thực hiện bởi đất sét có độ ngót cũng như dễ gãy vỡ nên chỉ những nghệ nhân có tay nghề từ 10 đến 15 năm mới được thực hiện. Một câu nói rất quen thuộc của các nghệ nhân là “nhất xương nhì da thứ ba dạc lò”. Cho nên sau khi trải qua công đoạn chọn đất nhào nặn chuốt gốm thành hình, nghệ nhân phải bắt đầu tạo “da” cho gốm. Da chính là nước men và nội dung thể hiện trên sản phẩm, da có đẹp thì sản phẩm mới có giá trị cao.     Quy trình đắp nổi hoạ tiết trải qua nhiều khâu, nhiều bước, yêu cầu từng sự chi tiết nhất để đảm bảo hình thành sản phẩm chuẩn chỉnh nhất. Không những hoạ tiết đắp nổi còn phải cân chỉnh từng li từng tí về màu sắc, nhiệt độ nung, chính vì thế đây được xem là một trong những phương pháp chế tác khó, tạo ra những dòng sản phẩm cao cấp nhất. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ Nguyên liệu cơ bản nhất vẫn phải kể đến là đất sét cao lanh đã được nhào kỹ mịn màng Hồ dán, thực ra cũng là đất sét được pha loãng hơn Thạch cao để làm khuôn đúc Bộ dụng cụ cắt tỉa để điêu khắc  Chế tác hoạ tiết đắp nổi gốm sứ Bước 1: Dựng sườn, vẽ sườn trước khi tạo hình    Để có một sản phẩm đẹp, bố cục có ý nghĩa. Nghệ nhân cần phải lên ý tưởng và vẽ phác sườn trên sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đắp nổi lên hình. Bước 2:  Tạo hình    Đây là bước quan trọng nhất, họa tiết có thể hiện được hết vẻ đẹp, sống động hay không phải nhờ vào bàn tay của nghệ nhân ở bước này. Có hai cách tạo hình đắp nổi phổ biến: kỹ thuật 2D và kỹ thuật 3D Tạo hình bằng khuôn ( áp dụng kỹ thuật đắp nổi 2D): thường được dùng để tạo hình hoa lá, hình ảnh đơn giản. Đầu tiên các nghệ nhân sẽ chọn một khối đất phù hợp sau đó cắt gọt theo hình dáng mong muốn và tạo hình. Họa tiết thành hình được đặt vào trong một cái khung có đáy phẳng. Sau đó, họa tiết được hút bớt nước bằng cách đổ thạch cao hòa lỏng vào khung ban nãy, đợi trong khoảng 10 đến 15s kể từ khi thạch cao bắt đầu đông cứng. Để mặt tiếp xúc của họa tiết được bằng phẳng người thợ cần phải gạt bỏ đi lớp đất thừa. Vì đặc tính của thạch cao nhanh khô, hút nước mạnh. Nên thạch cao được chọn làm khuôn đúc mục đích làm giảm độ co ngót tăng độ dẻo cho họa tiết, tránh bị gãy vỡ khi nung.  Tiếp theo, tách họa tiết ra khỏi khuôn thạch cao. Nghệ nhân phải lấy thật khéo léo sao cho không làm rách, vỡ họa tiết. Người có kinh nghiệm sẽ dùng đất sét dẻo dính lên bốn góc kéo nhẹ vài lần, họa tiết sẽ tự rời ra. Cuối cùng, để hoàn thiện công việc đắp nổi họa tiết. Nghệ nhân phải dán họa tiết sau khi lấy ra khỏi khuôn vào vị trí đã phác họa trước bắt hồ dán. Để tăng độ kết dính, bề mặt của họa tiết sẽ phải được cọ xát nhẹ trước khi bôi hồ.  Tạo hình kỹ thuật đắp nổi 3D: dùng để khắc nổi các hình ảnh phức tạp nhưng động vật, hoặc hoa lá nổi để đạt được sinh động tối đa cho tác phẩm. Tương tự như cách làm bằng khuôn, nghệ nhân cũng cắt gọt các khối đất theo hình dạng gần với họa tiết, sau đó đắp các khối đất lên vị trí đã phát thảo trước bằng hồ dán. Cuối cùng, nghệ nhân dùng dao tỉa cắt các khối đất thừa (gọi là tiện) để tạo hình họa tiết, dùng cọ tỉa đi lại các nét trang trí.     Nói có vẻ đơn giản nhưng việc thực hiện vô cùng khó khăn vì họa tiết đắp nổi 3D không chỉ đòi hỏi về vẻ đẹp mà góc nhìn cũng rất quan trọng. Nghệ nhân phải làm cách nào đó mà nhìn theo 3 hướng đều thấy được đường nét họa tiết rõ ràng. Mà điều này khuôn thạch cao không thể làm được, nên đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân chính là cái khuôn tuyệt vời nhất. Những sản phẩm đắp nổi 3D được thực hiện hoàn toàn thủ công nên phải mất rất nhiều thời gian của các nghệ nhân. Chính vì vậy sản phẩm luôn có giá trị cao lên đến hàng chục trăm triệu có khi cả tỷ đồng một sản phẩm Bước 3: Hoàn thiện    Sau khi tạo hình, hoạ tiết thành hình sẽ làm sạch bằng chổi và cọ mềm, tránh để lỗ hay bụi sạn trên bề mặt ảnh hưởng đến quá trình nung, và hình thành sản phẩm. Sau đó nung sơ bộ, phủ men lót, vẽ màu cho họa tiết.    Cuối cùng sản phẩm sẽ được tráng men bằng cách xịt men, nhúng men dội men hoặc quét men lên toàn bộ sản phẩm chỉ trừ nơi tiếp xúc với lò nung là không tráng men.    Với mục tiêu và lợi ích của khách hàng là hàng đầu. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những tác phẩm gốm sứ độc đáo và tinh xảo, thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật truyền thống và sự sáng tạo hiện đại.    Đặc biệt, sự tận tâm và tinh thần làm việc tỉ mỉ là điểm mạnh của chúng tôi, giúp tạo ra những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng có giá trị văn hóa và nghệ thuật độc đáo.  Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng  

Những mẫu mặt bàn ghế ngoài trời theo phong cách Mosaic
01/04/2024

Những mẫu mặt bàn ghế ngoài trời theo phong cách Mosaic

   Mosaic, cái tên quen thuộc đối với ngành nội thất nói chung và ngoại thất nói riêng.Những tác phẩm được hoàn thiện từ họa tiết Mosaic luôn có chiều sâu và sức hút lạ kỳ. Vậy bạn đã biết đến nghệ thuật Mosaic chưa? Cùng Gốm Trần Hùng tìm hiểu nhé! Nghệ thuât Mosaic là gì?    Mosaic là thuật ngữ nói chung chỉ những họa tiết trang trí được hoàn thiện từ việc “ghép mảnh” hoặc “khảm”. Đó là nghệ thuật trang trí, tạo ra hình ảnh từ những mảnh ghép nhỏ. Nói dễ hiểu hơn, Mosaic sẽ sử dụng những mảnh ghép để thành một thể thống nhất hoàn hảo. Các mảnh nhỏ này thường mang các vật liệu khác nhau như: thủy tinh, gạch, gương,… Những mảnh nhỏ này được lắp ghép với nhau tạo nên bức tranh hoàn thiện. Điều ấy chính là điểm nhấn riêng biệt hình thành nghệ thuật Mosaic.    Mosaic được hình thành từ rất lâu đời, thời gian tính đến 4000 năm lịch sử. Từ thiên niên kỷ thứ 3 TCN, Mosaic đã bắt đầu xuất hiện ở Mesopotamia bắt đầu sử dụng mảnh ghép từ đá màu và ngà voi. Sau đó, khoảng 1500 năm TCN, bắt đầu sử dụng gốm. Nhưng đến mãi thời đế chế Ba Tư (Thế kỷ thứ 8 TCN), Mosaic gốm mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Mosaic gốm được ứng dụng nhiều nhất vào trang trí cung điện và đền thờ. Sau đó, nghệ thuật Mosaic dần ảnh hưởng và phát triển đến nền văn minh Hy Lạp và La Mã. Từ đây, Mosaic đánh dấu bước ngoặc, phát triển cả về kỹ thuật lẫn màu sắc. Mosaic trở thành loại nghệ thuật đặc thù và phát triển mạnh mẽ cho đến tận bây giờ. Ngày nay nghệ thuật Mosaic phát triển như thế nào?    Ngày nay, Mosaic trở thành nghệ thuật thủ công được sử dụng rât phổ biến đặc biệt là ngành nội ngoại thất. Những kiến trúc, tranh ghép sử dụng Mosaic thường được đầu tư mỉ tỉ và hoành tráng. Mosaic ngày nay có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu, từ bàn ghế, trang sức, bậc thang hoặc thậm chí là các chậu hoa. Không những thế, Mosaic còn được trưng dụng tại khu trung tâm như một nghệ thuật đường phố riêng biệt. Các phương pháp hình thành nên Mosaic    Phương pháp trực tiếp: là phương pháp dán trực tiếp trên các bề mặt. Phương pháp này phù hợp với các bề mặt ba chiều và hạn chế chiều cao. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn thời gian và công sức.    Phương pháp gián tiếp: phương pháp này sử dụng cho các dự án lớn và các sản phẩm cần hình dạng cụ thể. Bàn ghế nếu sử dụng nghệ thuật Mosaic sẽ áp dụng phương pháp này vì sẽ mượt mà hơn, mang hình dạng rõ ràng hơn.    Phương pháp gián tiếp đôi: đối với Mosaic, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật và kỹ năng cao. Bởi phương pháp này cho phép nghệ sĩ kiểm soát thành quả cuối cùng để hoàn thiện tác phẩm. Ứng dụng Mosaic vào bàn ghế Gốm Trần Hùng    Các mẫu mặt bàn ghế tại Gốm Trần Hùng sử dụng nghệ thuật Mosaic trên bề mặt, dù không quá phức tạp nhưng các mẫu bàn sẽ có điểm nhấn riêng biệt, mang sứt hút khó tả cho người nhìn. Không chỉ vậy, các mẫu mặt bàn ghế mosaic thường được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.       Có thể thấy, nghệ thuật Mosaic đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế nội ngoại thất. Nó thu hút ánh nhìn của chúng ta ở bất kỳ đâu, bất kỳ nơi nào và mang tính thẩm mỹ cao. Nếu đang tìm kiếm bàn ghế sử dụng các họa tiết Mosaic, Gốm Trần Hùng sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.    Với mục tiêu và lợi ích của khách hàng là hàng đầu. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những tác phẩm gốm sứ độc đáo và tinh xảo, thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật truyền thống và sự sáng tạo hiện đại.    Đặc biệt, sự tận tâm và tinh thần làm việc tỉ mỉ là điểm mạnh của chúng tôi, giúp tạo ra những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng có giá trị văn hóa và nghệ thuật độc đáo.  Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng

Tết Thanh minh là gì? Ý nghĩa tết Thanh minh
01/04/2024

Tết Thanh minh là gì? Ý nghĩa tết Thanh minh

   Tết Thanh minh là gì? Vào ngày này chúng ta thường hay làm những gì? Dân tộc Việt Nam có câu "Uống nước nhớ nguồn", con cháu luôn luôn phải nhớ đến công lao dưỡng dục của tổ tiên, ông cha; vì thế Tết Thanh minh là một ngày đặc biệt quan trọng, con cháu xa gần tụ hội về quê hương để hiếu kính với ông bà, tổ tiên. Hãy cùng Gốm Trần Hùng tìm hiểu thêm một số thông tin về Tết Thanh minh qua bài viết dưới đây nhé!  Tết Thanh minh là gì?    Tết Thanh minh, hay được gọi là Tiết Thanh minh là một ngày lễ bắt nguồn từ trung hoa cổ đại. Nó là tiết thứ năm trong hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.    Tết Thanh minh là một ngày lễ để con cháu nhớ về nguồn cội, tổ tiên, anh em cô gì chú bác xa gần tụ họp về quê hương để báo hiếu và nhớ về những công lao của tổ tiên và những người thân đã khuất. Vào tiết Thanh minh họ thường đi tảo mộ (cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ) và tục tảo mộ cũng ra đời từ đó.    Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập xuân 45 ngày, thông thường sẽ bắt đầu từ ngày 4/4 hoặc ngày 5/4 dương lịch hàng năm (nhiều người nhầm tưởng Tiết Thanh minh bắt đầu là ngày lịch âm nhưng không phải). Nguồn gốc Tết Thanh minh    Tết Thanh minh hay Tiết Thanh minh là một ngày lễ có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó bao gồm 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nhiều người vẫn lầm tưởng tiết Thanh minh được xem bằng Âm Lịch. Thực ra, nó là một trong những tiết khí được xem bằng Dương Lịch.    Nguồn gốc của Tiết Thanh minh liên quan đến một câu chuyện về vua Tấn Văn Công (nước Tấn) thời Xuân Thu chiến quốc. Vua Tấn Văn Công gặp loạn phải lưu vong các nước lân cận. Trong suốt 19 năm trời, ông có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo phò và giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng .    Sau khi vua Tấn Văn Công trở lại ngai vàng, ông ban cho Giới Tử Thôi nhiều chức vụ cao quý. Nhưng Giới Tử Thôi không nhận mà chỉ mong được trở về quê hương. Vua Tấn Văn Công cho phép và còn ban cho ông nhiều của cải để xây dựng lại cuộc sống. Nhưng không lâu sau đó, Giới Tử Thôi bị bệnh qua đời. Vua Tấn Văn Công rất thương tiếc và sai người đến viếng tang. Khi đến nơi, họ thấy ngôi mộ của Giới Tử Thôi bị cháy rụi do sét đánh. Họ không thể tìm thấy xác ông để mai táng lại .    Vua Tấn Văn Công biết tin này rất buồn bã và quyết định tự mình đến viếng mộ Giới Tử Thôi vào ngày 4/4 dương lịch (là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh). Khi đến nơi, vua thấy có một con chuột chạy ra từ trong mộ mang theo một chiếc giày của Giới Tử Thôi. Vua hiểu rằng Giới Tử Thôi đã biến thành chuột để trốn khỏi sự truy sát của thiên đình. Vua cho rằng chuột là linh vật của Giới Tử Thôi và sai người mang theo rượu thịt để cúng cho chuột .    Từ đó, vào ngày 4/4 dương lịch hàng năm, vua và quần thần đều đến viếng mộ Giới Tử Thôi và cúng cho chuột. Dần dần, phong tục này lan rộng ra và trở thành ngày lễ tưởng nhớ tổ.    Ngày lễ tưởng nhớ tổ là một trong những phong tục truyền thống của người Việt Nam, thể hiện tinh thần "Uống nước nhớ nguồn" và lòng biết ơn đối với công lao của tổ tiên. Ngày lễ này còn được gọi là Tết Thanh minh, vì nó rơi vào tiết khí Thanh minh của lịch âm, khi khí trời trong sáng và thanh khiết. Ngày lễ này thường diễn ra vào khoảng ngày 4-5/4 dương lịch mỗi năm.    Vào ngày lễ này, con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an. Mâm cúng thường có các loại hoa quả, bánh chưng, bánh giò, trà rượu và các loại thức ăn khác. Ngoài ra, con cháu còn mang theo chuột để cúng cho Giới Tử Thôi, vì ông đã từng giúp vua Tấn Văn Công thoát khỏi nạn đói bằng cách cắt thịt đùi nấu cho vua ăn.    Ngày lễ tưởng nhớ tổ không chỉ là dịp để báo hiếu và tưởng niệm tổ tiên, mà còn là dịp để con cháu gặp gỡ và giao lưu với nhau. Sau khi cúng xong, con cháu thường ngồi lại ăn uống và trò chuyện vui vẻ. Đây cũng là dịp để con cháu học hỏi kinh nghiệm sống và làm việc của các bậc đàn anh đàn chị trong gia đình.    Ngày lễ tưởng nhớ tổ là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, góp phần duy trì sự gắn kết và đoàn kết trong gia đình và xã hội. Đây cũng là một cách để con cháu biết ơn và tôn kính những người đã đi trước và để lại di sản quý báu cho thế hệ sau. Ý nghĩa của Tết Thanh minh là gì?    Giải nghĩa từ "Thanh minh", "thanh" là khí trong, còn "minh" là sáng sủa. Vì thế, Tết Thanh minh có nghĩa là khoảng thời gian mà khí trời trong sáng, quang đãng và thanh khiết nhất.    Bạn đã hiểu rõ hơn về Tết Thanh minh là gì? Vào dịp này, con cháu quanh năm đi làm ăn xa cũng sẽ thường trở về, người còn sống sẽ tổ chức tụ họp người thân, làm lễ tảo mộ, thăm viếng và dọn dẹp mộ phần của ông bà tổ tiên. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất. Những hoạt động trong Tết Thanh minh Cúng ông bà, tổ tiên    Đây là việc làm để bày tỏ lòng hiếu thảo và tri ân đối với ông bà tổ tiên đã khuất. Người ta thường cúng các món ăn như xôi, gà luộc, bánh trôi, bánh chay... và các loại hoa quả theo mùa. Tục tảo mộ đầu năm    Đối với người Việt, tết Thanh minh là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất. Công việc chính của tảo mộ là sửa sang sạch sẽ các ngôi mộ của tổ tiên. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất, cuối cùng là về nhà làm cỗ cúng gia tiên. Con cháu tưởng nhớ, hoài niệm lại những điều tốt đẹp về ông cha với tất cả lòng thành kính.    Tục tảo mộ đầu năm trong Tết Thanh minh đã được nhắc đến trong nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam, như Truyện Kiều của Nguyễn Du hay Chính phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn. Đây là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa của dân tộc. Những điều kiêng kỵ khi đi tảo mộ Có một số điều kiêng kỵ bạn cần biết khi đi tảo mộ như sau: Không nên đi cúng ở những nơi heo hút. Nên đi ở những con đường mọi người thường đi. Và nên đi đông người. Không được phá hoại cảnh quan xung quanh. Khi đi tảo mộ, không được dẫm đạp nên phần mộ của người khác. Không được phá hoại đồ thờ cúng ở đó. Con gái trong thời kỳ hành kinh không nên đi tảo mộ. Những người có thai hoặc đau ốm cũng không nên đi. Mộ phần tổ tiên phải được quét dọn sạch sẽ, nhớ làm sạch cỏ dại và vun thêm đất mới. Không được cười đùa, chụp ảnh trước những ngôi mộ. Khi về nhà nên đốt giấy và đưa qua đưa lại quanh người.    Cửa hàng Trần Hùng tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm đồ thờ Bát Tràng được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Sản phẩm tại đây cam kết chất lượng, chính hãng Bát Tràng và hoàn toàn có thể vận chuyển toàn quốc đảm bảo sản phẩm an toàn đến tay khách hàng. Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: Kiot B6 chợ gốm Bát Tràng

Gạch mosaic là gì? Đặc điểm và ứng dụng
01/04/2024

Gạch mosaic là gì? Đặc điểm và ứng dụng

Gạch mosaic là gì? Có ưu đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Tham khảo bài viết sau của Gốm Trần Hùng để biết nghệ thuật mosaic là gì cũng như những đặc tính, phân loại và ứng dụng của dòng gạch trang trí ngày một phổ biến này! 1. Nghệ thuật mosaic – Nghệ thuật trang trí lâu đời 1.1. Mosaic là gì? Mosaic là một hình thức nghệ thuật trang trí nói về khảm tập hợp những mảnh nhỏ đa sắc màu và hình dạng, chúng kết hợp với nhau và trở thành một mảng màu nghệ thuật. Nghệ thuật mosaic có lịch sử trên 4.000 năm: Từ thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên: Mosaic đã xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà như một thể loại trang trí với các mảnh ghép bằng đá màu và ngà voi. Khoảng 1.500 năm trước công nguyên: Mosaic gốm ra đời nhưng chỉ thật sự phát triển từ thời đế chế Ba Tư (thế kỷ thứ 8 trước công nguyên). Nghệ thuật mosaic ghi dấu ấn ảnh hưởng sang các nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại. Khảm mosaic nhanh chóng trở thành một kỹ thuật phổ biến trong nghệ thuật trang trí, cũng là một lựa chọn tất yếu trong trang trí nội thất thời trung cổ. 1.2. Gạch mosaic là gì? Sau khi gạch mosaic gốm ra đời, nghệ thuật mosaic phát triển cả về kỹ thuật và màu sắc, được nhiều thế hệ nghệ sĩ kế tục, trở thành một thể loại nghệ thuật đặc thù và định danh thành tên gọi – gạch mosaic. Gạch mosaic là những viên gạch có những tiêu chuẩn nhất định về kết cấu, chất liệu, màu sắc, kích thước… ghép thành những mảng tường hay bức tranh nghệ thuật. 2. Đặc tính nổi trội của gạch mosaic Gạch mosaic được biết đến và sử dụng rộng rãi bởi những đặc tính nổi trội của nó. Sự kết hợp các viên gạch có hình dạng nhỏ với nhau: Các viên gạch nhỏ kết hợp thành một mảng có màu sắc, hoa văn, hình dạng dựa trên một chủ đề thống nhất. Tính nghệ thuật chuyên biệt của mỗi sản phẩm: Kết hợp các viên gạch nhỏ lại với nhau để tạo nên những mảng màu lạ mắt, phá cách theo như chủ đích và không gian sử dụng một cách riêng biệt. Giá trị sử dụng cao: Gạch mosaic được tạo thành từng viên gạch nhỏ nên khá nhẹ và độ bám dính cao. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng chịu được axit, kiềm với độ chống thấm, chống ẩm hoàn hảo. Do đó, mà độ bền của sản phẩm rất cao từ màu sắc, hoa văn đến chất lượng của từng viên gạch nhỏ. 3. Ưu điểm và nhược điểm của gạch mosaic Gạch mosaic có những ưu và nhược điểm nhất định. Nếu muốn sử dụng dòng gạch này cho công trình của mình, bạn cần phải nắm rõ điều đó để đưa ra lựa chọn phù hợp. Ưu điểm của gạch mosaic: Độ cứng và độ bền cao theo thời gian sử dụng. Khả năng chống thấm nước và chống ăn mòn hoàn hảo. Kết dính chắc chắn do là tập hợp của nhiều viên gạch nhỏ, được kết dính với nhau bằng một loại keo chuyên dụng. Khả năng ứng biến linh động, sử dụng phù hợp cho nhiều không gian và vị trí khác nhau. Đa dạng về mẫu mã và kích thước, hình dạng và màu sắc. Tính thẩm mỹ cao, tính nghệ thuật chuyên biệt mang lại giá trị độc đáo cho công trình kiến trúc khác nhau. Nhược điểm của gạch mosaic: Chỉ phù hợp với những không gian mang tính sinh động. Giá thường cao hơn các loại gạch khác. Quá trình thi công các tác phẩm đặc thù như tranh mosaic… yêu cầu kỹ thuật cao.   4. Phân loại gạch mosaic Tùy theo chất liệu cấu thành, kiểu dáng và bề mặt, gạch mosaic được phân thành nhiều loại khác nhau. 4.1. Phân loại theo chất liệu Có 4 chất liệu gạch mosaic phổ biến: gạch mosaic gốm, gạch mosaic thủy tinh, gạch mosaic đá tự nhiên và gạch mosaic gỗ. 4.1.1. Gạch mosaic gốm (gạch mosaic ceramic) Được sản xuất từ đất sét hoặc cao lanh kết hợp với khoáng chất, nung ở nhiệt độ cao từ 900 – 1200 độ C. Bề mặt được phủ lớp men vừa bảo vệ kết cấu viên gạch, vừa tăng tính thẩm mỹ. Ưu điểm: Kiểu dáng, màu sắc đa dạng. Có khả năng chống lại các tác động của như axit, kiềm, chống thấm, ẩm mốc rất tốt nên thời gian sử dụng rất lâu. Thể hiện rõ được những ý tưởng, cá tính riêng của chủ sở hữu. Dễ dàng vệ sinh. Nhược điểm: Có kết cấu bề mặt thô đối với dòng không tráng men. 4.1.2. Gạch mosaic thủy tinh (glass mosaic) Gạch mosaic thủy tinh được sản xuất ra từ khoáng chất thiên nhiên và thủy tinh. Sản phẩm có 2 đặc điểm nổi trội nhất là có độ trong suốt và độ phản quang, tạo ra vẻ lung linh huyền ảo. Ưu điểm: Mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng đa dạng. Bề mặt dễ vệ sinh. Chốt nhiệt, chống nước tốt. Nhược điểm: Khả năng chịu lực kém, dễ vỡ trong quá trình thi công.   4.2. Phân loại theo kiểu dáng Kiểu dáng của gạch mosaic rất đa dạng. Ngoài những kiểu dáng phổ biến như vuông, chữ nhật, tròn, vảy cá, lục giác… bạn còn có thể tùy chọn những kiểu dáng theo ý mình. 4.2.1. Gạch mosaic hình vuông Là kiểu dáng cơ bản và phổ biến nhất của gạch mosaic. Kích thước gạch mosaic vuông thông dụng thường là cạnh 1cm, 2.3 cm, 5cm và 10cm. 4.2.2. Gạch mosaic hình chữ nhật Bên cạnh hình vuông thì hình chữ nhật cũng là kiểu dáng rất được ưa chuộng. Các dòng gạch mosaic chữ nhật phổ biến thường có các kiểu dáng: gạch thẻ chữ nhật, gạch xương cá, gạch chữ nhật múi. 4.2.3. Gạch mosaic hình vảy cá Những năm gần đây, kiểu dáng gạch mosaic vảy cá ngày càng được ưa chuộng. Gạch vảy cá thường được sử dụng để ốp tường bếp hoặc trang trí nhà tắm. 4.2.4. Gạch mosaic hình lục giác Gạch mosaic lục giác cũng là một kiểu dáng có nhiều biến thể như lục giác cân, lục giác nhọn (cọc rào), lục giác dài. 4.2.5. Gạch mosaic hình tròn Những viên gạch mosaic tròn sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những người yêu sự hoàn hảo. Kiểu gạch mosaic bong bóng được biến thể từ gạch mosaic tròn truyền thống cũng đang dần được biết đến nhiều hơn. 4.2.6. Gạch mosaic hình thoi Gạch mosaic hình thoi là kiểu dáng khá đơn giản nhưng kết hợp hiệu ứng màu sắc và cách xếp khác nhau lại tạo nên những mảng tường màu sắc tuyệt đẹp. 4.2.7. Gạch mosaic hình đèn lồng Mẫu gạch mosaic đèn lồng với nhiều biến thể về nét vẽ là lựa chọn của những người yêu thích sự khác biệt đan xen các yếu tố văn hóa truyền thống. 4.2.8. Gạch mosaic hình đám mây Mô tả cách điệu và có tạo hình từ những đám mây trên trời, gạch mosaic đám mây là một kiểu dáng khá mới trong loại hình gạch mosaic. 4.2.9. Gạch mosaic hình lông vũ Gạch lông vũ lấy cảm hứng từ chiếc lông vũ mềm mại. Đôi khi gạch mosaic lông vũ trông giống như những chiếc lá hay hình dẻ quạt thon dài. 4.2.10. Gạch mosaic hình sóng Hình những con sóng uốn lượn được cách điệu thành viên gạch. Lựa chọn gạch mosaic sóng mang đến sự mềm mại, uyển chuyển cho không gian trang trí. Có 2 mẫu gạch mosaic sóng phổ biến là gạch sóng đôi và gạch sóng đơn. 4.2.11. Một số kiểu dáng khác Ngoài những kiểu dáng được biết đến nhiều ở trên, gạch mosaic còn một số kiểu dáng khác đáng để bạn tham khảo như chữ thập ngôi sao, cánh diều, hình nơ, hình cà vạt, hình thang, hình chữ H, chữ U móc… 4.3. Phân loại theo bề mặt gạch Phân loại gạch mosaic theo bề mặt gạch sẽ gồm có gạch mosaic trơn và và gạch mosaic 3D. 4.3.1. Gạch mosaic trơn Gạch mosaic trơn là mẫu gạch mà bề mặt trơn mịn, bằng phằng và không có hoa văn trang trí. 4.3.2. Gạch mosaic 3D Là mẫu gạch có bề mặt được vẽ hoa văn nổi hoặc được tạo hình khối 3D trên bề mặt gạch. 5. Ứng dụng của gạch mosaic Nhờ những ưu điểm nổi trội mà gạch mosaic ngày càng được ứng dụng rộng rãi từ trang trí nội thất đến ngoại thất, mang lại những điểm nhấn hoàn hảo, đẳng cấp cho ngôi nhà của bạn. 5.1. Gạch mosaic trang trí hồ bơi Có thể sử dụng gạch mosaic bể bơi để ốp bề mặt, thành hồ, đáy của bể bơi. Chúng sẽ khiến bể bơi nhà bạn trở nên lung linh hơn dưới ánh nắng mặt trời. Màu sắc của gạch và nước bể bơi tạo nên hiệu ứng trong xanh, tinh khiết, giúp bể bơi luôn tươi sáng. 5.2. Gạch mosaic trang trí phòng khách Phòng khách là không gian trọng yếu, tiếp đón khách khứa, gặp gỡ bạn bè nên cần chú trọng yếu tố trang trí. Ngoài sử dụng gạch mosaic để ốp tường, lát sàn trang trí thì tranh mosaic trang trí phòng khách cũng rất được ưa chuộng. 5.3. Gạch mosaic trang trí phòng ngủ Không gian phòng ngủ sẽ trở nên sinh động và bắt mắt hơn khi thay mảng tường đơn điệu bằng tranh gốm mosaic hoặc gachk mosaic ốp tường. 5.4. Gạch mosaic trang trí phòng bếp Dùng gạch mosaic trang trí bếp vừa đẹp lại rất dễ lau chùi, vệ sinh. Dòng gạch này cũng có độ bền cao, chịu được ăn mòn tốt nên khá an tâm khi dùng trong nhà bếp. 5.5. Gạch mosaic trang trí phòng tắm Gạch mosaic được ghép từ nhiều viên nhỏ, kết nối với nhau bằng keo mạch chuyên biệt bên giúp tăng độ bám dính, ma sát, chống trơn trượt tốt. Việc lát sàn hay ốp tường nhà tắm bằng gạch mosaic đang dần trở thành xu hướng. 5.6. Gạch mosaic trang trí ngoại thất Mặt tiền nhà, sân vườn hay các công trình công cộng ngoài trời cũng đều có thể sử dụng gạch mosaic trang trí. Khả năng chống chịu tốt dưới mọi loại hình thời tiết của gạch mosaic gốm và đá tự nhiên cũng chính là yếu tố quyết định giúp 2 dòng gạch này được dùng nhiều trong trang trí ngoại thất. 5.7. Gạch mosaic trang trí khác Ngoài những vị trí quen thuộc, gạch mosaic còn được ứng dụng trong trang trí ở nhiều loại công trình và vị trí khác nhau như quầy bar, phòng chờ công ty, tường thang máy…  Với mục tiêu và lợi ích của khách hàng là hàng đầu. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những tác phẩm gốm sứ độc đáo và tinh xảo, thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật truyền thống và sự sáng tạo hiện đại.    Đặc biệt, sự tận tâm và tinh thần làm việc tỉ mỉ là điểm mạnh của chúng tôi, giúp tạo ra những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng có giá trị văn hóa và nghệ thuật độc đáo.  Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng

Quy trình tạo nên một bức tranh gốm mosaic hoàn chỉnh
29/03/2024

Quy trình tạo nên một bức tranh gốm mosaic hoàn chỉnh

   Làng nghề gốm sứ Bát Tràng, nổi tiếng với bề dày lịch sử với những sản phẩm thủ công tinh xảo, nay lại mang đến một làn gió mới cho nghệ thuật trang trí nội thất bằng tranh mosaic gốm. Từng mảnh ghép gốm nhỏ, được nung nóng ở nhiệt độ cao, mang trong mình một tình yêu sâu sắc với nghệ thuật, cùng sự đa dạng về màu sắc, hoa văn, tạo nên những bức tranh sống động, đầy sức hút và có giá trị riêng biệt cho từng công trình kiến trúc. Hãy cùng Tranh gốm Trần Hùng khám phá quy trình sản xuất tranh mosaic gốm đầy kỳ công để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo này! 1. Giới thiệu về tranh mosaic gốm Bát Tràng?    Nghệ thuật mosaic xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, với những bằng chứng khảo cổ cho thấy việc sử dụng đá, vỏ sò và ngà voi để tạo ra các bức tranh ghép ở Lưỡng Hà, Hy Lạp cổ đại và La Mã. Theo thời gian, tranh mosaic trở thành một loại hình nghệ thuật ngày càng được ưa chuộng trong trang trí nội thất và ngoại thất, dần phổ biến tại các công trình quan trọng trong nước và trên thế giới.    Vậy, tranh mosaic gốm Bát Tràng là gì? Đâu là chất liêu và kỹ thuật tạo lên một bức tranh gốm nghệ thuật? Tranh gốm mảnh ghép được các Nghệ nhân Gốm sứ Quang Minh tạo nên từ hàng ngàn mảnh gốm nhỏ có kích thước từ 15mmx 25mm, với nhiều hoa văn, màu sắc, và ghép lại với nhau một cách tỉ mỉ, tạo nên tổng thể bức tranh đầy sức hút và đẹp mắt. 2. Chất liệu chế tác tranh mosaic gốm    Với xuất phát điểm tại làng nghề Bát Tràng, nơi có truyền thống làm gốm lâu đời nhất nhì Việt Nam, nên chất liệu chế tác được Trần Hùng Mosaic tuyển chọn tỉ mỉ và khắt khe. Để tạo nên tranh mosaic gốm, Tranh gốm Trần Hùng sử dụng đất sét cao lanh làm nguyên vật liệu chính.    Cùng tính chất bám dính và đàn hồi tốt, đất sét cao lanh đảm bảo sản phẩm luôn có độ bền và chống nứt vỡ dưới tác động môi trường. Cùng với đó là khả năng lên màu hoàn hảo, giúp nghệ nhân mang trọn hơi thở nghệ thuật, sự linh thiêng đến tận tay khách hàng. 3. Quy trình sản xuất tranh mosaic gốm    Quy trình sản xuất tranh mosaic gốm tại Xưởng gốm Trần Hùng tuân theo 15 bước nghiêm ngặt, trước tiên là để giữ vững nguyên tắc của làng nghề, sau cùng là để đảm bảo tính sáng tạo của nghệ nhân thực hiện. 3.1. Họp hội đồng kỹ thuật    Mỗi đơn đặt hàng sản xuất tranh gốm mosaic, Trần Hùng Mosaic luôn tổ chức họp hội đồng kỹ thuật nhằm thảo luận và xem xét về yêu cầu khách hàng. Dựa trên ý tưởng cũng như yêu cầu của khách hàng, chúng tôi tiến hành lên kế hoạch thực hiện, phân bổ nhiệm vụ cũng như người thực hiện, thời gian làm, làm như thế nào,… 3.2. Phóng hình trên giấy    Sau khi hội đồng kỹ thuật thống nhất ý kiến thực hiện, cho ra bản maket thiết kế, tổ phân tích sẽ tiến hành phóng hình trên giấy. Nhân viên phân tích tách tranh thành các mảng, bổ mảnh phù hợp theo từng vị trí hoặc họa tiết trên tranh. 3.3. Chọn màu men    Trung bình mỗi bức tranh gồm 30 – 50 màu, màu tranh mosaic gốm thường đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ. Màu sắc sẽ được kết hợp hài hòa giữa sở thích, mong muốn cá nhân khách hàng với nguyên tắc nghệ thuật, phong cách sáng tác của nghệ nhân. 3.4. Đánh số trên giấy    Màu men khi chọn xong sẽ được đánh số đại diện, tiếp đến điền số màu phù hợp với maket, đánh tương ứng theo từng mảnh đã bổ. Công tác này cần thực hiện tuần tự, cẩn thận và kiên nhẫn, nếu không rất dễ bị đánh nhầm hoặc bỏ sót. 3.5. Luyện đất    Đất sau khi trải qua nhiều công đoạn tinh luyện mới có thể lấy được phần tốt nhất để làm gốm, người thợ sẽ loại bỏ những tạp chất còn lại và dùng chân để nhào thật kỹ rồi đắp thành từng đống lớn. Để đất được mịn và dẻo, chịu được những tác nhân như lửa, khí hậu khắc nghiệt thì cần thái đi thái lại nhiều lần. 3.6. Cắt tranh    Sau khi nhận bàn giao từ tổ phân tích, đất đã được luyện kỹ, tổ cắt tranh sẽ thực hiện các khâu như sau: Khâu 1: Lót giấy trước khi làm đất. Khâu 2: Thực hiện các thao tác làm mịn đất như dùng búa chuyên dụng đập nhẹ, cạo phẳng. Khâu 3: Phóng hình theo bản maket, yêu cầu phải rõ nét và đúng maket yêu cầu. Khâu 4: Cắt đất, đường cắt phải đúng theo hình vẽ, nét cắt phải sắc, các mảnh tranh không được vát, nứt vỡ, bề mặt không bị lồi lõm. Khâu 5: Sau khi cắt xong, thực hiện kiểm tra và đối chiếu với maket. 3.7. Sấy khô đất    Tiếp nối công việc của tổ cắt tranh, tổ men màu sẽ tiến hành sấy hoặc quạt khô sản phẩm nhằm đảm bảo giữ nguyên hình dạng ban đầu, tránh những vết lồi lõm xuất hiện hay độ dày không đồng đều giữa các mảnh. 3.8. Tách và vệ sinh mảnh tranh    Khi các mảnh gốm đã đạt được độ khô tiêu chuẩn, những người thợ tổ men màu sẽ tiến hành tách và vệ sinh mảnh tranh. Công đoạn này được thực hiện nhằm đảm bảo độ lên màu tốt, thống nhất về sắc độ giữa các mảnh. 3.9. Pha men    Tiếp đến, dựa vào bản maket mà hội đồng kỹ thuật đã thống nhất, tiến hành đánh số men màu lên từng mảnh gốm đã tách và vệ sinh. Kết thúc công đoạn xác định màu sắc, người thợ cần pha màu men theo đúng maket, chuẩn bị cho bước tiếp theo. 3.10. Nhúng mảnh tranh theo số màu    Màu men khi đã được pha theo market, các thợ làm gốm sẽ nhúng các mảnh đã bổ tương ứng với số màu đã đánh. Giống với bước ghi số vào từng mảnh, người thực hiện cần kiểm tra lại tổng thể trong và sau khi nhúng. 3.11. Phân nhỏ và đưa lên tấm kê    Hoàn thành bước nhúng màu men, người thợ thực hiện phân tách thành từng tấm nhỏ và kéo lên tấm kê. Công đoạn này cần sắp xếp logic, đảm bảo không xáo trộn trật tự bức tranh ban đầu. 3.12. Trồng lò và dỡ lò    Bộ phận lò sẽ tiếp nhận tranh từ tổ men màu, để nung được các mảnh trang thì cần tiến hành trồng lò: Kiểm tra phà, chèn bánh xe phà trước khi trả hàng. Dùng thước đo ly vô cẩn thận, đảm bảo men không bị nghiêng. Tra hàng lên tấm kê. Vệ sinh xung quanh các hàng, loại bỏ bụi trước khi đẩy vào lò.    Sau khi đã nung đủ thời gian, thực hiện mở cửa lò và kéo phà ra. Người thực hiện dỡ lò cần tuân thủ theo một trong hai quy tắc, dỡ theo hàng hoặc dỡ theo sản phẩm, giúp tránh thất lạc mảnh tranh. 3.13. Nhận tranh từ tổ lò    Các mảnh tranh sau khi đã được nung và dỡ khỏi hàng, tổ lò sẽ tiến hành kiểm kê và bàn giao cho tổ xếp. Thợ tổ xếp cũng có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát sản phẩm được nhận từ bộ phận trước đó. 3.14. Xếp thành bức tranh mosaic hoàn chỉnh    Sau khi kiểm kê đủ, đúng sản phẩm, tổ xếp sẽ tiến hành hoàn thiện bức tranh mosaic gốm. Khâu 1: Xác định vị trí, kích thước trước khi xếp. Khâu 2: Vừa xếp vừa kiểm tra, loại bỏ hoặc sửa mảnh lỗi, căn chỉnh mạch cho đều. Khâu 3: Khi ghép xong cần liên hệ lại bộ phận đánh giá và nghiệm thu. Lưu ý: Trong quá trình ghép, cần chú ý kiểm tra mảnh ghép, loại bỏ hoặc sửa lại mảnh lỗi (nếu cần). 3.15. Thi công tranh    Là bước cuối cùng trong quy trình sản xuất tranh mosaic gốm, tranh được nghiệm thu sẽ tiến hành thi công tại xưởng sản xuất hoặc nhà ở, cơ quan,… theo yêu cầu của khách hàng. Tùy thuộc hiện trạng, yêu cầu mà thời gian thi công tranh mosaic gốm có thể hoàn thành trong ngày đến vài ngày.     Với mục tiêu và lợi ích của khách hàng là hàng đầu. Tranh gốm Trần Hùng là một đơn vị uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp tranh gốm sứ Bát Tràng chất lượng cao. Với đội ngũ nghệ sĩ và thợ làm gốm tài năng, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những tác phẩm gốm sứ độc đáo và tinh xảo, thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật truyền thống và sự sáng tạo hiện đại.    Đặc biệt, sự tận tâm và tinh thần làm việc tỉ mỉ là điểm mạnh của chúng tôi, giúp tạo ra những sản phẩm tranh gốm sứ Bát Tràng có giá trị văn hóa và nghệ thuật độc đáo. Tranh gốm Trần Hùng luôn đồng hành cùng quý khách để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất. Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng