Gạch mosaic là gì? Có ưu đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Tham khảo bài viết sau của Gốm Trần Hùng để biết nghệ thuật mosaic là gì cũng như những đặc tính, phân loại và ứng dụng của dòng gạch trang trí ngày một phổ biến này!
1. Nghệ thuật mosaic – Nghệ thuật trang trí lâu đời
1.1. Mosaic là gì?
Mosaic là một hình thức nghệ thuật trang trí nói về khảm tập hợp những mảnh nhỏ đa sắc màu và hình dạng, chúng kết hợp với nhau và trở thành một mảng màu nghệ thuật.
Nghệ thuật mosaic có lịch sử trên 4.000 năm:
- Từ thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên: Mosaic đã xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà như một thể loại trang trí với các mảnh ghép bằng đá màu và ngà voi.
- Khoảng 1.500 năm trước công nguyên: Mosaic gốm ra đời nhưng chỉ thật sự phát triển từ thời đế chế Ba Tư (thế kỷ thứ 8 trước công nguyên).
Nghệ thuật mosaic ghi dấu ấn ảnh hưởng sang các nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại. Khảm mosaic nhanh chóng trở thành một kỹ thuật phổ biến trong nghệ thuật trang trí, cũng là một lựa chọn tất yếu trong trang trí nội thất thời trung cổ.
1.2. Gạch mosaic là gì?
Sau khi gạch mosaic gốm ra đời, nghệ thuật mosaic phát triển cả về kỹ thuật và màu sắc, được nhiều thế hệ nghệ sĩ kế tục, trở thành một thể loại nghệ thuật đặc thù và định danh thành tên gọi – gạch mosaic.
Gạch mosaic là những viên gạch có những tiêu chuẩn nhất định về kết cấu, chất liệu, màu sắc, kích thước… ghép thành những mảng tường hay bức tranh nghệ thuật.
2. Đặc tính nổi trội của gạch mosaic
Gạch mosaic được biết đến và sử dụng rộng rãi bởi những đặc tính nổi trội của nó.
- Sự kết hợp các viên gạch có hình dạng nhỏ với nhau: Các viên gạch nhỏ kết hợp thành một mảng có màu sắc, hoa văn, hình dạng dựa trên một chủ đề thống nhất.
- Tính nghệ thuật chuyên biệt của mỗi sản phẩm: Kết hợp các viên gạch nhỏ lại với nhau để tạo nên những mảng màu lạ mắt, phá cách theo như chủ đích và không gian sử dụng một cách riêng biệt.
- Giá trị sử dụng cao: Gạch mosaic được tạo thành từng viên gạch nhỏ nên khá nhẹ và độ bám dính cao. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng chịu được axit, kiềm với độ chống thấm, chống ẩm hoàn hảo. Do đó, mà độ bền của sản phẩm rất cao từ màu sắc, hoa văn đến chất lượng của từng viên gạch nhỏ.
3. Ưu điểm và nhược điểm của gạch mosaic
Gạch mosaic có những ưu và nhược điểm nhất định. Nếu muốn sử dụng dòng gạch này cho công trình của mình, bạn cần phải nắm rõ điều đó để đưa ra lựa chọn phù hợp.
- Ưu điểm của gạch mosaic:
- Độ cứng và độ bền cao theo thời gian sử dụng.
- Khả năng chống thấm nước và chống ăn mòn hoàn hảo.
- Kết dính chắc chắn do là tập hợp của nhiều viên gạch nhỏ, được kết dính với nhau bằng một loại keo chuyên dụng.
- Khả năng ứng biến linh động, sử dụng phù hợp cho nhiều không gian và vị trí khác nhau.
- Đa dạng về mẫu mã và kích thước, hình dạng và màu sắc.
- Tính thẩm mỹ cao, tính nghệ thuật chuyên biệt mang lại giá trị độc đáo cho công trình kiến trúc khác nhau.
- Nhược điểm của gạch mosaic:
- Chỉ phù hợp với những không gian mang tính sinh động.
- Giá thường cao hơn các loại gạch khác.
- Quá trình thi công các tác phẩm đặc thù như tranh mosaic… yêu cầu kỹ thuật cao.
4. Phân loại gạch mosaic
Tùy theo chất liệu cấu thành, kiểu dáng và bề mặt, gạch mosaic được phân thành nhiều loại khác nhau.
4.1. Phân loại theo chất liệu
Có 4 chất liệu gạch mosaic phổ biến: gạch mosaic gốm, gạch mosaic thủy tinh, gạch mosaic đá tự nhiên và gạch mosaic gỗ.
4.1.1. Gạch mosaic gốm (gạch mosaic ceramic)
Được sản xuất từ đất sét hoặc cao lanh kết hợp với khoáng chất, nung ở nhiệt độ cao từ 900 – 1200 độ C. Bề mặt được phủ lớp men vừa bảo vệ kết cấu viên gạch, vừa tăng tính thẩm mỹ.
- Ưu điểm:
- Kiểu dáng, màu sắc đa dạng.
- Có khả năng chống lại các tác động của như axit, kiềm, chống thấm, ẩm mốc rất tốt nên thời gian sử dụng rất lâu.
- Thể hiện rõ được những ý tưởng, cá tính riêng của chủ sở hữu.
- Dễ dàng vệ sinh.
- Nhược điểm: Có kết cấu bề mặt thô đối với dòng không tráng men.
4.1.2. Gạch mosaic thủy tinh (glass mosaic)
Gạch mosaic thủy tinh được sản xuất ra từ khoáng chất thiên nhiên và thủy tinh. Sản phẩm có 2 đặc điểm nổi trội nhất là có độ trong suốt và độ phản quang, tạo ra vẻ lung linh huyền ảo.
- Ưu điểm:
- Mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng đa dạng.
- Bề mặt dễ vệ sinh.
- Chốt nhiệt, chống nước tốt.
- Nhược điểm: Khả năng chịu lực kém, dễ vỡ trong quá trình thi công.
4.2. Phân loại theo kiểu dáng
Kiểu dáng của gạch mosaic rất đa dạng. Ngoài những kiểu dáng phổ biến như vuông, chữ nhật, tròn, vảy cá, lục giác… bạn còn có thể tùy chọn những kiểu dáng theo ý mình.
4.2.1. Gạch mosaic hình vuông
Là kiểu dáng cơ bản và phổ biến nhất của gạch mosaic. Kích thước gạch mosaic vuông thông dụng thường là cạnh 1cm, 2.3 cm, 5cm và 10cm.
4.2.2. Gạch mosaic hình chữ nhật
Bên cạnh hình vuông thì hình chữ nhật cũng là kiểu dáng rất được ưa chuộng. Các dòng gạch mosaic chữ nhật phổ biến thường có các kiểu dáng: gạch thẻ chữ nhật, gạch xương cá, gạch chữ nhật múi.
4.2.3. Gạch mosaic hình vảy cá
Những năm gần đây, kiểu dáng gạch mosaic vảy cá ngày càng được ưa chuộng. Gạch vảy cá thường được sử dụng để ốp tường bếp hoặc trang trí nhà tắm.
4.2.4. Gạch mosaic hình lục giác
Gạch mosaic lục giác cũng là một kiểu dáng có nhiều biến thể như lục giác cân, lục giác nhọn (cọc rào), lục giác dài.
4.2.5. Gạch mosaic hình tròn
Những viên gạch mosaic tròn sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những người yêu sự hoàn hảo. Kiểu gạch mosaic bong bóng được biến thể từ gạch mosaic tròn truyền thống cũng đang dần được biết đến nhiều hơn.
4.2.6. Gạch mosaic hình thoi
Gạch mosaic hình thoi là kiểu dáng khá đơn giản nhưng kết hợp hiệu ứng màu sắc và cách xếp khác nhau lại tạo nên những mảng tường màu sắc tuyệt đẹp.
4.2.7. Gạch mosaic hình đèn lồng
Mẫu gạch mosaic đèn lồng với nhiều biến thể về nét vẽ là lựa chọn của những người yêu thích sự khác biệt đan xen các yếu tố văn hóa truyền thống.
4.2.8. Gạch mosaic hình đám mây
Mô tả cách điệu và có tạo hình từ những đám mây trên trời, gạch mosaic đám mây là một kiểu dáng khá mới trong loại hình gạch mosaic.
4.2.9. Gạch mosaic hình lông vũ
Gạch lông vũ lấy cảm hứng từ chiếc lông vũ mềm mại. Đôi khi gạch mosaic lông vũ trông giống như những chiếc lá hay hình dẻ quạt thon dài.
4.2.10. Gạch mosaic hình sóng
Hình những con sóng uốn lượn được cách điệu thành viên gạch. Lựa chọn gạch mosaic sóng mang đến sự mềm mại, uyển chuyển cho không gian trang trí. Có 2 mẫu gạch mosaic sóng phổ biến là gạch sóng đôi và gạch sóng đơn.
4.2.11. Một số kiểu dáng khác
Ngoài những kiểu dáng được biết đến nhiều ở trên, gạch mosaic còn một số kiểu dáng khác đáng để bạn tham khảo như chữ thập ngôi sao, cánh diều, hình nơ, hình cà vạt, hình thang, hình chữ H, chữ U móc…
4.3. Phân loại theo bề mặt gạch
Phân loại gạch mosaic theo bề mặt gạch sẽ gồm có gạch mosaic trơn và và gạch mosaic 3D.
4.3.1. Gạch mosaic trơn
Gạch mosaic trơn là mẫu gạch mà bề mặt trơn mịn, bằng phằng và không có hoa văn trang trí.
4.3.2. Gạch mosaic 3D
Là mẫu gạch có bề mặt được vẽ hoa văn nổi hoặc được tạo hình khối 3D trên bề mặt gạch.
5. Ứng dụng của gạch mosaic
Nhờ những ưu điểm nổi trội mà gạch mosaic ngày càng được ứng dụng rộng rãi từ trang trí nội thất đến ngoại thất, mang lại những điểm nhấn hoàn hảo, đẳng cấp cho ngôi nhà của bạn.
5.1. Gạch mosaic trang trí hồ bơi
Có thể sử dụng gạch mosaic bể bơi để ốp bề mặt, thành hồ, đáy của bể bơi. Chúng sẽ khiến bể bơi nhà bạn trở nên lung linh hơn dưới ánh nắng mặt trời. Màu sắc của gạch và nước bể bơi tạo nên hiệu ứng trong xanh, tinh khiết, giúp bể bơi luôn tươi sáng.
5.2. Gạch mosaic trang trí phòng khách
Phòng khách là không gian trọng yếu, tiếp đón khách khứa, gặp gỡ bạn bè nên cần chú trọng yếu tố trang trí. Ngoài sử dụng gạch mosaic để ốp tường, lát sàn trang trí thì tranh mosaic trang trí phòng khách cũng rất được ưa chuộng.
5.3. Gạch mosaic trang trí phòng ngủ
Không gian phòng ngủ sẽ trở nên sinh động và bắt mắt hơn khi thay mảng tường đơn điệu bằng tranh gốm mosaic hoặc gachk mosaic ốp tường.
5.4. Gạch mosaic trang trí phòng bếp
Dùng gạch mosaic trang trí bếp vừa đẹp lại rất dễ lau chùi, vệ sinh. Dòng gạch này cũng có độ bền cao, chịu được ăn mòn tốt nên khá an tâm khi dùng trong nhà bếp.
5.5. Gạch mosaic trang trí phòng tắm
Gạch mosaic được ghép từ nhiều viên nhỏ, kết nối với nhau bằng keo mạch chuyên biệt bên giúp tăng độ bám dính, ma sát, chống trơn trượt tốt. Việc lát sàn hay ốp tường nhà tắm bằng gạch mosaic đang dần trở thành xu hướng.
5.6. Gạch mosaic trang trí ngoại thất
Mặt tiền nhà, sân vườn hay các công trình công cộng ngoài trời cũng đều có thể sử dụng gạch mosaic trang trí. Khả năng chống chịu tốt dưới mọi loại hình thời tiết của gạch mosaic gốm và đá tự nhiên cũng chính là yếu tố quyết định giúp 2 dòng gạch này được dùng nhiều trong trang trí ngoại thất.
5.7. Gạch mosaic trang trí khác
Ngoài những vị trí quen thuộc, gạch mosaic còn được ứng dụng trong trang trí ở nhiều loại công trình và vị trí khác nhau như quầy bar, phòng chờ công ty, tường thang máy…
Với mục tiêu và lợi ích của khách hàng là hàng đầu. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những tác phẩm gốm sứ độc đáo và tinh xảo, thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật truyền thống và sự sáng tạo hiện đại.
Đặc biệt, sự tận tâm và tinh thần làm việc tỉ mỉ là điểm mạnh của chúng tôi, giúp tạo ra những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng có giá trị văn hóa và nghệ thuật độc đáo.
Liên hệ tư vấn: 0973.275.594
Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng