So với các loại hình nghệ thuật văn hóa đặc sắc của Việt Nam, tranh dân gian không tạo ra những dấu ấn quá “đột phá”. Ngược lại, nó lại len lỏi vào trong đời sống thường ngày của người dân, dần dần chinh phục những người thật sự yêu nghệ thuật truyền thống, hiểu được giá trị bền vững của một sản phẩm chứa đựng tinh thần văn hóa của dân tộc.
Tranh dân gian là gì?
Tranh dân gian là những tác phẩm được các nghệ nhân sáng tác để phục vụ cho đời sống tinh thần của người dân và được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Những thông tin cơ bản về tranh dân gian dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm của dòng tranh này – cũng là yếu tố mang đến những giá trị độc đáo của sản phẩm.
Nguồn gốc khái niệm tranh dân gian
Tranh dân gian xuất hiện từ thời xa xưa với 2 loại chính là tranh tết và tranh thờ. Ban đầu, tranh dân gian xuất hiện nhằm phục vụ cho đời sống tinh thần của người dân, tái hiện những khung cảnh, hoạt động vô cùng thân thuộc trong đời sống hàng ngày. Dù vậy, với góc nhìn nghệ thuật vừa gần gũi, vừa đa dạng của những “nghệ sĩ” không chuyên chỉ quen với việc đồng áng, loại tranh này dần trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của người dân từ xưa cho đến nay.
Cho đến nay, những giá trị tốt đẹp của tranh dân gian vẫn được gìn giữ. Thậm chí, nhiều bức tranh nổi tiếng đã trở thành biểu tượng cho nghệ thuật dân gian Việt Nam, là tài sản chung đáng tự hào của cả dân tộc.
Đặc điểm chung của tranh dân gian
Mỗi bức tranh dân gian Việt Nam đều thể hiện hình tượng và có giá trị riêng khác nhau. Tuy nhiên, những bức tranh này lại có nét tương đồng, cụ thể như sau:
– Cách vẽ, in ấn: Nghệ nhân tạo ra bức tranh sẽ dùng ván khắc bằng gỗ để tạo ra đường nét chính của tranh trước khi in và hoàn thiện tranh trên giấy.
– Nguyên liệu và cách tạo màu cho tranh: Tranh dân gian nhìn chung có màu sắc khá đơn giản, được vẽ trực tiếp lên giấy dó – loại giấy có độ bền cao và đặc biệt là không bị nhòe khi vẽ. Giấy dó còn có khả năng chống ẩm mốc, mối mọt – những tác nhân gây hư hỏng sản phẩm thường gặp ở môi trường mưa nhiều, nắng gắt như nước ta. Chính chất lượng của loại giấy này đã góp phần tạo nên giá trị không thể thay thế của dòng tranh dân gian Việt Nam.
– Bố cục: Bố cục của tranh dân gian không tuân theo bất kỳ tỷ lệ hay nguyên tắc nào. Các nghệ nhân khi tạo ra bức tranh đều sẽ hướng đến một mục đích chung đó chính là giữ cho nội dung, đường nét trên tranh được chân thật, gần gũi và dễ hiểu nhất khi nhìn vào. Do đó, mỗi bức tranh đều có những đặc trưng riêng không thể trộn lẫn.
Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian
Trải qua hàng trăm năm lịch sử, dòng tranh dân gian vẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị văn hóa độc đáo, phản ánh đời sống tinh thần, góc nhìn, triết lý của người dân trong cuộc sống thường ngày cũng như các vấn đề xã hội.
Nhìn vào sự phát triển của dòng tranh này, ta cũng có thể nhìn thấy lối sống, suy nghĩ của người Việt Nam vô cùng phong phú. Đề tài của tranh dân gian cực kỳ đa dạng nhưng vẫn đảm bảo tính gần gũi, chủ yếu là tranh sinh hoạt, tranh cảnh đẹp quê hương đất nước, tranh lao động sản xuất, tranh thờ cúng, tranh lễ hội… Mỗi một đề tài là một góc nhìn mới mẻ về cuộc sống của nghệ nhân sáng tạo ra bức tranh.
Về phương diện mỹ thuật, các bức tranh dân gian đã mang đến góc nhìn mới mẻ về nhiều vấn đề thông qua bố cục mang tính ước lệ tượng trưng, không tuân thủ bất kỳ nguyên tắc nào nhưng vẫn đảm bảo sự thuận mắt khi nhìn vào. Việc sử dụng màu sắc chủ đạo của mỗi dòng tranh cũng tạo nên những vẻ đẹp riêng biệt.
Một số dòng tranh dân gian
Với văn hóa đa dạng, mỗi vùng miền đều mang những nét đặc trưng riêng, tranh dân gian Việt Nam cho đến nay vẫn còn tồn tại và phát triển không ngừng. Dưới đây là một số dòng tranh chính nổi tiếng ở nước ta:
Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh)
Tranh Đông Hồ là dòng tranh dân gian nổi tiếng nhất của nước ta với những tác phẩm đã đi vào đời sống văn hóa của người dân miền Bắc. Dòng tranh này có chủ đề khá phong phú, tập trung tái hiện cuộc sống sinh hoạt thường ngày, nét đẹp lao động, cảnh đẹp nông thôn… Chính vì lẽ đó mà nó càng trở nên gần gũi, trở thành một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người dân.
Các tác phẩm của làng tranh Đông Hồ trải qua quá trình in bằng ván gỗ khá kỳ công trên giấy điệp. Tranh có bao nhiêu màu thì sẽ có số lần in tương ứng. Màu sắc của dòng tranh Đông Hồ không quá cầu kỳ mà chỉ có một vài màu cơ bản được làm từ nguyên liệu tự nhiên như lá tràm, vỏ sò, than lá tre… Chính sự gần gũi từ chủ đề cho đến màu sắc đã khiến cho dòng tranh này chinh phục nhiều người, trở thành lựa chọn được ưu tiên đối với những ai yêu thích các bức tranh về làng quê Việt Nam.
Tranh Hàng Trống (Hà Nội)
Tranh Hàng Trống chủ yếu được dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng của người dân miền Bắc, đặc biệt là tranh thờ Đạo Mẫu. Đặc điểm khác biệt của dòng tranh dân gian này chính là kỹ thuật nửa in, nửa vẽ. Công đoạn in ván, nghệ nhân sẽ tiến hành in các đường nét cơ bản để lấy hình, sau đó sử dụng bút lông để tô màu. Kỹ thuật tô màu của dòng tranh này cũng rất đặc biệt, một nửa ngọn bút sẽ được chấm màu, nửa còn lại chấm nước để tạo nên hiệu ứng màu sắc cực kỳ độc đáo.
Tranh Hàng Trống được in trên dòng giấy gió bồi dày, được bồi từ 2 đến 3 lớp rất kỳ công. Chỉ khi lớp hồ khô thì mới có thể vẽ lại nên một bức tranh có thể mất nhiều ngày để hoàn thành.
Ngày nay, tranh Hàng Trống còn được in trên giấy báo khổ rộng được lồng suốt trục ở hai đầu để có thể treo ở những không gian rộng lớn. Một số nơi thường sử dụng loại tranh này để trang trí như nhà từ đường, các không gian thành thị theo lối kiến trúc đậm nét dân gian đầy trang nghiêm, sang trọng.
Tranh Kim Hoàng (Hà Tây)
Cũng giống như tranh Đông Hồ, tranh của làng Kim Hoàng, Hà Tây có các chủ đề vô cùng quen thuộc với đời sống của người dân Bắc Bộ. Đặc biệt, dòng tranh thờ, tranh ông Công ông Táo… của làng Kim Hoàng được rất nhiều người lựa chọn vào dịp Tết.
Tranh dân gian Kim Hoàng được làm từ giấy vàng tàu hoặc giấy hồng điều – loại giấy có màu sắc khá nổi bật, tạo nên đặc điểm riêng biệt của dòng tranh này. Cùng là các chủ đề như của tranh Đông Hồ, thế nhưng ván in của tranh Kim Hoàng có đường nét thanh nhã và mang tính cách điệu hơn. Đặc biệt, kỹ thuật in của tranh Kim Hoàng khá cầu kỳ. Sau khi in các nét mực mờ, nghệ nhân sẽ tô màu theo cảm hứng riêng của mình. Khi bước tô màu kết thúc, họ sẽ tiếp tục in thêm một lần nữa để các đường nét thêm phần nổi bật.
Tranh làng Sình (Huế)
Tranh dân gian làng Sình ra đời với mục đích thờ cúng và cho đến nay nó vẫn được người dân Huế sử dụng trong nhiều dịp Tết, lễ hội, ma chay… Do mục đích sử dụng chỉ gói gọn trong văn hóa tín ngưỡng nên tranh làng Sình có chủ đề không quá đa dạng, chủ yếu tập trung khắc họa các nhân vật để người dân thờ cúng. Ngoài ra, còn có một số ít tranh vẽ về cảnh sinh hoạt của xã hội, tranh Tố Nữ…
Tranh làng Sình được in từ giấy mộc quét điệp và màu sắc cũng được lấy từ tự nhiên như tro lá cây, búp hoa nhòe, hạt mồng tơi… Dù tranh làng Sình có đường nét khá đơn giản tuy nhiên cách in và vẽ tranh cũng cầu kỳ, trải qua các công đoạn quét màu đen, rồi phủ giấy đợi đến khi khô bản đen rồi mới tô màu.
Tranh dân gian được chuyển thể bằng chất liệu Gốm mosaic
Đối với những ai yêu văn hóa nghệ thuật truyền thống Việt Nam, giá trị của các bức tranh dân gian không chỉ nằm ở tính thẩm mỹ. Mỗi bức tranh đều lưu giữ những giá trị riêng về văn hóa mà bất cứ ai khi sở hữu đều có thể tự hào với tác phẩm mà mình có được.
Dù vậy, dòng tranh dân gian thường không quá lớn, việc lưu giữ cũng không dễ dàng với chất liệu giấy mỏng manh. Vậy làm sao để danh tiếng của dòng tranh này không bị mai một? Nên làm gì để có thể lan tỏa được đến nhiều người những giá trị mà tranh dân gian đang có? Câu trả lời nằm ở tranh mosaic gốm dân gian.
Các ưu điểm của tranh dân gian qua nghệ thuật gốm mảnh ghép
Tranh mosaic gốm dân gian của Trần Hùng Mosaic có các mảnh ghép được làm từ gốm sứ Bát Tràng tinh xảo. Dựa trên các đặc điểm cơ bản về màu sắc, bố cục của tranh nghệ thuật truyền thống, tranh mosaic gốm có thể chuyển thể một cách “mượt mà” dòng tranh này lên các bức tường. Các ưu điểm nổi bật nhất của thể loại tranh này phải kể đến như:
- Gìn giữ và phát huy được vẻ đẹp cũng như giá trị của dòng tranh dân gian Việt Nam.
- Mỗi một bức tranh gốm mosaic đều có tính độc bản, là chất xám, tư duy thẩm mỹ của người tạo ra sản phẩm cũng như thể hiện đẳng cấp và dấu ấn cá nhân của chủ sở hữu.
- Tranh mosaic làm từ các mảnh ghép gốm bền bỉ theo thời gian, quá trình bảo quản đơn giản hơn rất nhiều so với tranh giấy.
Có thể nói, tranh mosaic gốm chính là sự giao thoa hoàn hảo giữa các hình tượng truyền thống với kỹ thuật hiện đại, tạo nên vẻ đẹp sang trọng cho không gian sống, nghỉ dưỡng… ở thời đại mới.
Một số bức tranh gốm dân gian nổi bật đã được Trần Hùng Mosaic chuyển thể thành công như tranh Lý Ngư Vọng Nguyệt, Vinh Quy Bái Tổ…
Tranh hứng dừa
Tranh hứng dừa là bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng với tái hiện lại hoạt cảnh hứng dừa sinh động của một gia đình. Bức tranh không chỉ thể hiện nét đẹp của một hoạt động thường thấy của người Việt Nam mà còn chuyển tải ý nghĩa của văn hóa gia đình. Những hình ảnh con người, cây dừa cùng màu sắc tương phản ấn tượng của bản gốc được thể hiện một cách mềm mại, chi tiết thông qua các mảnh ghép gốm vô cùng đẹp mắt và tinh xảo.
Tranh đám cưới chuột
Đám cưới chuột là một trong các bức tranh dân gian nổi tiếng của nước ta, thuộc dòng tranh Đông Hồ. Bức tranh tái hiện lại khung cảnh tưng bừng của đám cưới với kèn, lọng, kiều đủ đầy. Tuy nhiên theo nhiều luận giải của các nhà nghiên cứu, bức tranh còn mang tính châm biếm xã hội. Hình ảnh mèo lấy thịt, cá của đàn chuột tượng trưng cho các thế lực địa chủ, cường hào ác bá bóc lột nhân dân ở các vùng nông thôn xưa. Có lẽ chính ý nghĩa ẩn dụ này mà cho đến nay, bức tranh vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Do đó, tranh Đám cưới chuột được chuyển thể bằng mosaic gốm rất được lòng khách hàng.
Tranh đông hồ con lợn
Tranh Đông Hồ con lợn nổi tiếng với tạo hình cực kỳ đẹp mắt bởi người ta quan niệm rằng chú lợn chính là hình tượng của sự ấm no, sung túc. Cho đến ngày nay, tranh con lợn được chuyển thể từ mosaic gốm được ứng dụng rộng rãi với ý nghĩa cầu mong may mắn, sự sinh sôi, phát triển… Đó là lý do khiến bức tranh này xuất hiện trong nhiều không gian văn hóa, khu nghỉ dưỡng, spa…
Tranh mục đồng thổi sáo
Tranh mục đồng thổi sáo cũng là một bức tranh dân gian cực kỳ nổi tiếng khác được nhiều người yêu thích. Hình ảnh chăn trâu thổi sáo yên bình chính là đại diện cho tinh thần lạc quan, yêu đời của người dân Việt Nam dù cho khó khăn. Hình ảnh bình dị nhưng nhiều tầng lớp ý nghĩa này khi được chuyển thể bằng mosaic gốm vẫn giữ được nét đẹp đặc trưng vô cùng cuốn hút cho không gian.
Tranh cá chép vượt vũ môn
Một trong những bức tranh dân gian được dùng để trang trí nhiều nhất hiện nay chính là Cá chép vượt vũ môn. Hình tượng cá chép vượt vũ môn đại diện cho sự quả cảm, kiên trì cũng như cả may mắn để đạt được những thành tựu trong cuộc sống. Do đó, tranh Đông Hồ cá chép chuyển thể mosaic gốm luôn là lựa chọn được nhiều khách hàng yêu thích để trang trí không gian làm việc, khu vực tiếp khách….
Tranh tứ quý bốn mùa
Tranh mosaic gốm dân gian chủ đề bốn mùa với vẻ đẹp thanh tao, trang nhã cũng được nhiều người yêu thích. Vẻ đẹp thiên nhiên của bốn mùa trong năm được khắc họa rõ nét trong bức tranh, kết hợp với những mảnh gốm có màu sắc chuẩn chỉnh tạo nên sự sinh động như thật. Tất cả những yếu tố này khiến cho tranh bốn mùa mosaic gốm cực kỳ hợp cho các không gian thư giãn, nghỉ dưỡng…
Tranh lý ngư vọng nguyệt
Tranh Lý ngư vọng nguyệt đại diện cho sự may mắn, tốt lành. Đặc biệt, hình ảnh chú cá chép đớp trăng còn đại diện cho khát khao đạt đến sự viên mãn trong mọi điều của cuộc sống, là cách để nghệ nhân gửi gắm mong ước của mình thông qua bức tranh. Với chất liệu gốm sứ cao cấp, tranh mosaic gốm Lý ngư vọng nguyệt có thể chuyển tải một cách khéo léo, mềm mại từng đường nét của chú cá chép cũng như khung cảnh mơ màng ban đêm khi được ánh trăng chiếu rọi.
Tranh vinh quy bái tổ
Tranh Vinh quy bái tổ là đại diện cho nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Những hình ảnh thân thuộc của đồng quê Việt Nam cùng với đoàn người rước quan trạng về lễ bái tổ tiên rất trang nghiêm thể hiện được tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Chính tinh thần này đã khiến cho bức tranh được cha ông ta gìn giữ qua bao đời. Đối với tranh chuyển thể mosaic gốm, các chi tiết nhỏ nhất của bức tranh cũng được khắc họa rõ nét, góp phần tạo nên vẻ đẹp sinh động và đầy ý nghĩa của bức tranh.
Tranh con hổ
Không chỉ là tranh dân gian được yêu thích, tranh con hổ còn là bức tranh phong thủy ý nghĩa, là đại diện cho vẻ đẹp oai phong, uy dũng. Bức tranh phù hợp cho những không gian sang trọng, trang nghiêm như văn phòng công ty, phòng khách nhà ở… Với những người thành đạt, tranh con hổ chuyển thể mosaic gốm là lựa chọn không thể bỏ qua.
Có thể nói, những bức tranh mosaic gốm dân gian không chỉ thể hiện được vẻ đẹp truyền thống của các dòng tranh có từ lâu đời mà còn góp phần lưu giữ, phổ biến rộng hơn ý nghĩa tốt đẹp mà cha ông ta gửi gắm.
Với mục tiêu và lợi ích của khách hàng là hàng đầu. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những tác phẩm gốm sứ độc đáo và tinh xảo, thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật truyền thống và sự sáng tạo hiện đại.
Đặc biệt, sự tận tâm và tinh thần làm việc tỉ mỉ là điểm mạnh của chúng tôi, giúp tạo ra những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng có giá trị văn hóa và nghệ thuật độc đáo. Tranh gốm Trần Hùng luôn đồng hành cùng quý khách để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất.
Liên hệ tư vấn: 0973.275.594
Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng