Điện thoại: 0973275594
Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 (Thứ 2 - CN)
SỨC HẤP DẪN CỦA NGHỆ THUẬT MOSAIC-TRANH GỐM TRẦN HÙNG

SỨC HẤP DẪN CỦA NGHỆ THUẬT MOSAIC-TRANH GỐM TRẦN HÙNG

11/06/2024

Giai đoạn đầu của nghệ thuật Mosaic

Nguồn gốc của Mosaic đến từ một ngôi đền Lưỡng Hà tồn tại trong thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên. Nghệ thuật này được làm bằng đá, vỏ sò và ngà voi.

Thông thường, các kiến trúc sư Hy Lạp cổ đại (architectus) đã sử dụng những viên sỏi nhỏ để tạo ra những bức tranh khảm (Mosaic) trong sản phẩm của họ. Người Hy Lạp cũng là người có công trong việc phát triển nghệ thuật khảm thành những công trình kiến trúc tuyệt đẹp và mang tính biểu tượng. Người La Mã cổ đại và người Syria cũng đi sâu vào nghệ thuật khảm, dùng nó để trang trí những tòa nhà rộng lớn, góp phần định hình nên diện mạo của các thành phố và nền văn minh. 

Đa phần nghệ thuật khảm La Mã mô tả các vị thần của La Mã, với thiết kế hình học phức tạp và cảnh trong nhà. Sau khi đế chế La Mã sụp đổ, những người có kiến thức và kỹ năng về xây dựng, có trình độ về thiết kế và kỹ thuật bắt đầu tạo ra những bức tranh tường bằng các mảnh Mosaic. Cũng trong thời đại này, nguyên vật liệu tạo nên các tác phẩm khảm trở nên phong phú hơn, người ta bắt đầu dùng  gạch smalti, được làm từ thủy tinh. Điểm mạnh của những viên gạch này là được lót bằng lá vàng hoặc bạc tạo độ sâu và độ sáng đẹp mắt cho bức tranh. 

Chiêm ngưỡng nhà thờ tráng lệ Nicolas ở Kronstadt với kiến trúc Byzantine.
Chiêm ngưỡng nhà thờ tráng lệ Nicolas ở Kronstadt với kiến trúc Byzantine.

Các nhà thiết kế Hồi giáo đã thực hiện các bức tranh khảm của họ bằng cách sử dụng một kỹ thuật được gọi là zillij, bao gồm việc tạo ra những viên gạch đặc biệt cho một dự án nghệ thuật để những viên gạch khớp với nhau. Hiệu ứng hoàn thiện trong loại hình nghệ thuật khảm này rất liền mạch.

Nghệ thuật Mosaic thời trung cổ

Trong thời kỳ trung cổ, tranh khảm tiếp tục trở thành hình thức nghệ thuật trung tâm. Ở Rome thời kỳ cổ đại, người ta dùng tranh khảm để trang trí lăng mộ, nhà thờ và các tòa nhà quan trọng khác. Những cảnh được thể hiện trong tranh hầu như là Chúa Giê-su và các sứ đồ của ngài. Một số tranh khảm sử dụng biểu tượng, chẳng hạn như cá hoặc chim nước để tượng trưng cho lễ rửa tội. 

Cũng trong thời kỳ này, nghệ thuật khảm La Mã đã mở rộng ra ngoài những truyền thống trước đó với những thiết kế hình tượng thực tế hơn. Các nghệ sĩ đã có thể tạo ra những con người thực tế và thậm chí cả một số phối cảnh trong nghệ thuật khảm của họ.

Hình ảnh bức tranh nghệ thuật mosaic thời kỳ La Mã cổ đại
Hình ảnh bức tranh nghệ thuật mosaic thời kỳ La Mã cổ đại

Nghệ thuật Mosaic thời kỳ Phục Hưng 

Tuy trong thời kỳ Phục Hưng, nghệ thuật khảm – mosaic không còn được ưa chuộng nhưng những người được giao nhiệm vụ thiết kế các công trình phức tạp và quy mô lớn (architetto) vẫn cố gắng tạo ra nhiều tác phẩm nổi tiếng từ các kỹ thuật cũ.

Vương cung thánh đường Thánh Peter được trang trí bằng tranh khảm như một phương tiện để tuân theo các truyền thống lâu đời hơn. Những bức tranh khảm ở Nhà thờ Thánh Peter được tạo ra bởi nhiều nghệ sĩ và chúng được sử dụng để phản chiếu ánh sáng nội thất tạo sự mờ ảo cho nhà thờ. Tranh khảm cũng được ưa chuộng vì chúng tồn tại lâu hơn tranh canvas.

Bức tranh mosaic thời kỳ Phục Hưng tại nhà thờ Basilica - Di sản văn hóa thế giới
Bức tranh mosaic thời kỳ Phục Hưng tại nhà thờ Basilica – Italia – Di sản văn hóa thế giới

Nghệ thuật Mosaic hiện đại

Hiện tại, nghệ thuật khảm được đón nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Ngoài các vật liệu như đá, thủy tinh,… nghệ thuật khảm còn được làm từ gốm Bát Tràng. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy tranh khảm ở các công trình sang trọng, trong đại sảnh khách sạn, resort cao cấp, trong công viên, nhà hàng, phòng khách, phòng bếp, nhà vệ sinh,… Nghệ thuật khảm hiện đại cũng có thể phủ trần nhà, tường nhà, sàn nhà, bàn ghế, lọ hoa,…

      Với mục tiêu và lợi ích của khách hàng là hàng đầu. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những tác phẩm gốm sứ độc đáo và tinh xảo, thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật truyền thống và sự sáng tạo hiện đại.

      Đặc biệt, sự tận tâm và tinh thần làm việc tỉ mỉ là điểm mạnh của chúng tôi, giúp tạo ra những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng có giá trị văn hóa và nghệ thuật độc đáo. Tranh gốm Trần Hùng luôn đồng hành cùng quý khách để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất.

Trần Hùng Mosiac

📞Liên hệ tư vấn: 0973.275.594

🏢Đ/c: số 14, thôn 1 làng cổ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.

Bình luận của bạn