Tranh gốm Bát Tràng là dòng tranh được rất nhiều khách hàng lựa chọn trang trí không gian nội ngoại thất. Sản phẩm là sự kết hợp giữa nghệ thuật đắp nổi, điêu khắc cùng kỹ năng chế tác đỉnh cao. Mang đến những tác phẩm tranh ghép gốm siêu đẹp, độc đáo và ấn tượng.
Hơn thế nữa, tranh gốm Bát Tràng mang đến không gian thêm ấm cúng và sang trọng, được nhiều khách hàng lựa trọn trang trí nội ngoại thất.
Vậy, tranh gốm ghép mảnh là gì? Đặc điểm, ưu điểm của chúng ra sao? Có các mẫu tranh tiêu biểu nào? Quy trình sản xuất, thi công chúng ra sao?
Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tranh gốm ghép mảnh là gì?
Tranh gốm ghép mảnh là loại tranh khổ lớn được làm từ chất liệu gốm sứ. Được ốp và gắn lên tường bằng cách ghép theo mảnh nhỏ kết hợp thành một bức tranh lớn dùng trang trí những nơi có không gian rộng lớn.
Tranh gốm ghép mảnh hoặc tranh gốm ốp tường thường thấy ở sảnh phòng khách, sảnh khách sạn, cầu thang, sân vườn…
Những nét đặc sắc của tranh gốm Bát Tràng
Tranh gốm Bát Tràng ốp tường gần đây đang là xu thế và được nhiều người ưa chuộng. Bởi được sản xuất với rất nhiều chủ đề, đa dạng kích thước, màu sắc khác biệt và giá thành rất hợp lý.
Các tích cảnh vẽ trên tranh gốm ghép mảnh thường có tính chất nghệ thuật rất cao và gắn liền với đời sống văn hóa người Việt. Thêm vào đó các họa tiết trên tranh được đắp nổi tạo góc nhìn 3D rất đẹp mắt và sinh động.
Đặc điểm
- Tranh gốm ghép mảnh ốp tường được chia thành các mảnh nhỏ, có màu sắc nhã nhặn, trang trí nội hay ngoại thất.
- Tranh ghép gốm được làm trên nền gốm đất đỏ với các hoa văn, cảnh vật đặc sắc, mềm mại.
- Sản phẩm đều được đắp nổi bằng tay, mang giá trị nghệ thuật cao.
- Hàng ngàn mảnh gốm nhỏ qua bàn tay khéo léo, tỷ mỉ của nghệ nhân. Sau đó được ghép nối với nhau theo một chủ đề nhất định, làm nên những tác phẩm nghệ thuật thực sự vừa độc đáo, khỏe khoắn với một sức hút mạnh mẽ khó tả.
- Các hoa văn họa tiết cảnh vật trên tranh ghép gốm sứ được làm hoàn toàn thủ công mang đậm nét truyền thống. Chủ đề tranh phong phú: cảnh làng quê Việt Nam, phố cổ, tranh tứ quý, các loại hoa: sen, súng, ly, cúc,… được đưa vào tranh hài hòa, sống động.
- Đặc biệt tranh được nung ở nhiệt độ 1150 – 1200 độ C.
- Với màu sắc tươi tắn, càng dùng thì màu gốm càng thắm, càng trầm ngược lại với các loại tranh thông thường khác.
- Tranh sứ nung phủ men hình dáng hiện đại, có độ bóng, chống rêu mốc và dễ vệ sinh.
Ưu điểm nổi bật của Tranh Gốm Bát Tràng
- Gốm sứ là những chất liệu thân thiện, gần gũi với thiên nhiên và con người Việt Nam.
- Tranh có tuổi thọ dài, lâu bền, vững vàng theo thời gian, có thể trưng được ở nhiều không gian từ trong nhà đến ngoài trời.
- Tranh với lớp tráng men cao cấp càng tạo nên vẻ đẹp sinh động, chân thực hơn.
- Thi công nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
- Chịu nhiệt tốt, yếu tố xấu bên ngoài.
- Chống thấm, chống ẩm mốc, chống rêu.
- Sản phẩm handmade có giá trị nghệ thuật cao.
- Đa dạng chủ đề.
- Mang giá trị thẩm mỹ và giá trị phong thủy.
Từ những đặc điểm và ưu điểm, tranh gốm Bát Tràng xứng đáng là sản phẩm đáng mua nhất.
Các mẫu tranh gốm Bát Tràng được ưa chuộng nhất
Tranh gốm Bát Tràng là dòng tranh được rất nhiều công trình kiến trúc lựa chọn. Tranh có rất nhiều chủ đề đa dạng, phong phú như: phong cảnh, khung cảnh sinh hoạt, cây cối, hoa lá,…
Dưới đây Tranh Gốm Trần Hùng xin gửi tới khách hàng một số mẫu tranh tiêu biểu được nhiều khách hàng yêu thích nhất.
Tranh gốm làng quê
Tranh là thể loại tranh gốm được rất nhiều người ưa thích và lựa chọn. Tranh đồng quê là bức tranh sinh động về làng quê Việt, toàn bộ bức tranh thể hiện cảnh sinh hoạt thường ngày của những người nông dân nông thôn Việt Nam. Mẫu tranh gốm đồng quê được tái hiện rất sinh động và đẹp mắt.
Tranh gốm đồng quê
Bức tranh khắc họa khung cảnh đồng lúa, cây tre, cây gạo, ao nước, con người…. Tất cả đều được thể hiện rất mềm mại, tỉ mỉ. Cùng gam màu ấm nóng tạo sự ấm áp, hoài niệm.
Tranh gốm hội Làng
Sản phẩm là bức tranh quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Trong lễ hội làng, các bà các cô bê mâm hương hoa quả vào đình chùa cúng lễ, lũ trẻ chạy nhảy chơi trò chơi dân gian. Múa rồng múa lân cũng là nét đẹp không thể thiếu trong các lễ hội làng quê Việt.
Chiêm ngưỡng bức tranh hội làng mang lại không khí tươi vui, sôi nổi cho người ngắm nhìn, để thấy được những truyền thống đặc sắc văn hóa xưa vẫn còn được lưu lại đến ngày nay.
Tranh ghép gốm Tùng Hạc Diên Niên
Bức tranh thể hiện rất sinh động và thần thái từ hình ảnh cây tùng, chim hạc, núi non,… Qua bàn tay tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân cùng sự kết hợp nghệ thuật đắp nổi, phối màu tự nhiên, hài hòa.
Tranh gốm cảnh phố phường thời xưa
Sản phẩm là bức tranh nghệ thuật tái hiện khung cảnh con người, nhà cửa, đường phố của Hà Nội xưa. Những hình ảnh quen thước được nghệ nhân khắc họa rất tài tình, tinh xảo. Với những gam màu tươi sáng, tạo lên bức tranh có chiều sâu,…, tạo cảm giác hoài niệm khi ngắm nhìn.
Tìm hiểu quy trình sản xuất tranh gốm Bát Tràng
Để có được những bức tranh gốm sứ ốp tường Bát Tràng đẹp và chất lượng phải trải qua quá trình sản xuất khắt khe và kỳ công. Quy trình tạo ra một bức tranh ghép gốm cũng công phu.
Bước 1: Trước tiên họa sỹ phác thảo bức tranh với sắc màu dự kiến. Dựa theo màu sắc, nghệ nhân pha chế men gốm, mỗi bức tranh có từ vài chục đến vài trăm màu men khác nhau.
Bước 2: Sau đó tiến hành vẽ hình lên đất và khắc theo đường viền của hình để lấy hình và bắt đầu tạo hình mẫu cho sản phẩm tranh gốm Bát Tràng ốp tường.
Có thể đắp thêm hoặc khắc sâu tạo khối và tạo không gian xa gần. Gần sẽ dày, căng khối hơn, có thể tạo khối cho tranh phù hợp và cân xứng với mẫu.
Dựa vào hình dáng cụ thể và tông màu, sắc độ từng vị trí trên tranh. Nghệ nhân dùng dao cắt tạo hình chi tiết cho từng mảnh gốm. Một bức tranh được làm từ vài trăm đến vài chục nghìn mảnh gốm thủ công ghép lại.
Bước 3: Tiếp theo tiến hành nung sản phẩm. Nung ở khoảng 1150-1200 độ C hình thành các miếng gốm với nhiều màu sắc. Độ co ngót của tranh tường trong quá trình nung tới 14%.
Bước 4: Tiến hành đem sản phẩm đi thi công.
Có thể nói rằng, không có mảnh gốm nào có màu sắc và hình dáng hoàn toàn giống nhau nhưng khi ghép chung tạo nên vũ điệu gốm lung linh rực rỡ.
Các bước thi công tranh gốm Bát Tràng
Bước 1: Người thợ sẽ khảo sát thu thập ý tưởng và diện tích khu vực làm tranh ghép gốm.
Bước 2: Kiểm tra diện tích, độ bền của tường có đủ khô, đủ lực để ghép tranh lên bề mặt hay không.Nếu tường mốc, ẩm thì phải xử lý bề mặt. Nếu tường yếu thì phải yêu cầu chủ nhà hỗ trợ tăng khả năng chịu lực cho tường bằng cách cho khoan vít vào tường.
Bước 3: thi công ghép tranh lên tường: Các mảnh được chia mảng, đánh số. Tiến hành cạo tường, trộn xi măng tỷ lệ 1:1 và dán tranh. Ghép xong sẽ kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt để đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ cho tranh gốm.
Kỹ thuật thi công tranh ốp tường ăn đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận và kinh nghiệm của đơn vị thi công. Nhân viên của chúng tôi được đào tạo bài bản, có sự sáng tạo, có kinh nghiệm lâu năm, đảm bảo sẽ lắp đặt bức tranh đúng vị trí và chỉn chu trên tường, tạo điểm nhấn và ấn tượng nhất.
Với mục tiêu và lợi ích của khách hàng là hàng đầu. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những tác phẩm gốm sứ độc đáo và tinh xảo, thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật truyền thống và sự sáng tạo hiện đại.
Đặc biệt, sự tận tâm và tinh thần làm việc tỉ mỉ là điểm mạnh của chúng tôi, giúp tạo ra những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng có giá trị văn hóa và nghệ thuật độc đáo. Tranh gốm Trần Hùng luôn đồng hành cùng quý khách để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất.
Liên hệ tư vấn: 0973.275.594
Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng