Tranh gốm ốp tường được người nghệ nhân Bát Tràng chế tác hoàn toàn thủ công vô cùng khéo léo và tỉ mỉ: Từng mảnh gốm được tô vẽ bằng nét bút mềm mại, uyển chuyển kết hợp với nghệ thuật tạo hình tạo chiều sâu, thần thái và nổi bật hơn cả là lối phối màu hài hòa, tự nhiên. Tất cả đã mang lại một sản phẩm hoàn hảo với vẻ đẹp sinh động, chân thực, cuốn hút.
Sản phẩm mang chủ đề Làng quê quen thuộc, luôn được nhiều khách hàng yêu thích và đón nhận. Cảnh làng quê xưa với cây đa, giếng nước, sân đình giống như một biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam qua nhiều năm tháng. Những hình ảnh tuy bình dị, dân dã mà gợi lên sự đủ đầy, sung túc…Bức tranh không chỉ có tác dụng trang trí mà nó còn mang lại cảm giác yên bình, ấm cúng mỗi khi ngắm nhìn.
Tranh gốm sứ ốp tường được xử lý nung ở nhiệt độ cao lên đến 1300 độ C vì vậy chất gốm sứ rất dày dặn, bền bỉ cùng đó là vẻ đẹp màu men, hoa văn họa tiết bền đẹp với thời gian, không bị ảnh hưởng bởi những tác động của thời tiết…
Tranh gốm ốp tường cảnh Làng Quê Việt Nam được xem như hình ảnh làng quê Việt Nam thu nhỏ mộc mạc, thân thương. Sản phẩm vừa là bức tranh đẹp đầy giá trị nghệ thuật, vừa mang những ý nghĩa tinh thần quý giá sẽ là một gợi tuyệt vời cho không gian nội thất, ngoại thất của gia đình bạn.
Những bức tranh trang trí nội thất và ngoại thất là những món đồ không thể thiếu trong mỗi gia đình cũng như phòng làm việc, nhà hàng, khách sạn…Mỗi bức tranh thể hiện những nội dung sâu sắc mà họa sĩ và người trưng bày tranh muốn gửi gắm tới người ngắm tranh.
Những loại tranh gốm sứ cơ bản
Có những loại tranh gốm nào?
Những loại tranh phổ biến từ gốm gồm: Tranh ghép công trình và Tranh khổ nhỏ treo tường.
- Đây là loại tranh thường thấy nhất của dòng tranh gốm. Với ưu thế về độ chịu nắng, gió mọi điều kiện ngoại cảnh. Tranh gốm thường được làm ngoài trời để trang trí sân, vườn, tiểu cảnh và các công trình công cộng.
- Tranh treo tường làm từ gốm thường có kích thước nhỏ, khoảng 35 x 60cm trở về. Vì có cấu tạo không chắc chắn và có độ cong vênh cao nên kích thước chỉ đạt được ở mức trung bình. Tranh gốm được làm phù điêu sau đó vẽ màu và đóng khung treo.
Quy trình làm tranh gốm
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, đất sét sẽ được lọc ở dạng lỏng để loại bỏ cặn, tạp chất trong đất. Sau đó để khô dẻo lại, trải ra nền, cán đất phẳng dưới nền. Khoảng rộng tùy vào kích thước bức tranh.
Bước 2: Tiến hành làm phù điêu, bắt đầu thao tác làm phù điêu trên mặt tranh, các chi tiết sẽ được làm nổi. Đây là công đoạn chính mất nhiều công nhất. Thời gian thực hiện chủ yếu nằm ở bước này.
Bước 3: Cắt tranh, sau khi tranh đã được làm xong sẽ cắt nhỏ thành từng miếng. Những đường cắt thường không cần thiết phải theo quy luật thẳng hàng. Cắt theo cảnh, theo nét khắc sao cho phù hợp là được.
Bước 4: Nung đốt, sau khi hoàn thành cắt nhỏ bức tranh thành từng miếng nhỏ. Sẽ tiến hành nung đốt trong lò. Khi nung ở nhiệt độ cao trong lò gốm sẽ được đun chín để nổi màu sắc và làm bền chắc cấu trúc. Thường sẽ nung đốt trong vòng 2 -3 ngày.
Bước 5: Hoàn thiện, tranh sẽ được chuyển đến công trình thi công để lắp đặt. Người thợ sẽ ghép từng miếng theo thứ tự, theo bố cục bức tranh. Thường sẽ ghép xuôi từ trên xuống, hoặc từ dưới lên. Những mảnh ghép nhỏ sẽ được ghép sát vào nhau, khớp với nhau theo vết cắt.
Cách chọn tranh gốm
– Tranh gốm bát tràng hoa văn đắp nổi có các họa tiết đắp nổi rất sắc nét, các góc tranh và mép tranh không bị trầy xước.
– Họa tiết đắp nổi không bị bể, màu sắc rõ ràng, mạch lạc.
– Đặt tranh trên một mặt phẳng để đo độ phẳng của tranh.
– Gõ nhẹ tranh để nghe tiếng kêu, nếu tranh phát tra tiếng coong coong thì tranh đạt tiêu chuẩn, nếu nghe tiếng gõ cạch cạch thì có thể tranh bị nứt âm (vỡ gió). Khi đó bạn nên lựa chọn một tấm tranh khác.
– Khi ngắm tranh bạn nên đặt tranh ở xa khoảng 2-3 mét để chiêm ngưỡng toàn cảnh bức tranh. Các cụ đã có câu “Tranh ngắm xa, hoa ngắm gần” đó là kinh nghiệm ngắm tranh quý báu mà ông cha ta truyền đạt lại cho con cháu.
– Ngoài việc ngắm tranh bạn nên quan sát các họa tiết và ngắm kỹ phần khung tranh để tránh trầy xước sơn.
Có những loại tranh sứ nào?
Tranh sứ lợi thế hơn rất nhiều so với tranh gốm. Sứ có màu trắng sáng, có thể vẽ hoặc làm phù điêu đều được. Cũng được ứng dụng vào tranh trí nhiều không gian hơn. Tranh sứ cũng được chia ra làm tranh treo tường và tranh ghép công trình. Trong phần tranh treo tường có 2 loại là tranh đơn và tranh bộ.
- Tranh đơn treo tường: Là dòng tranh đơn lẻ có kích thước đa dạng từ 20 x 20cm đến 100 x 150cm. Tranh được vẽ tỉ mỉ và đóng khung treo. Tranh có thể vẽ hoặc làm nổi phù điêu.
- Tranh bộ treo tường: là loại tranh gồm 2 bức, 3 bức hoặc 4 bức. Mỗi bức là một nội dung nhỏ để khi treo sẽ tạo thành một nội dung lớn. Tranh thường về chủ để Tứ quý, Phúc Lộc Thọ, Cá chép trông trăng…
- Tranh ghép công trình: Cũng giống như tranh gốm, tranh sứ được sử dụng vào trang trí những khoảng tường trống có diện tích rộng. Với ưu thế về độ sáng bóng, sạch đẹp tranh sứ được áp dụng vào rất nhiều không gian như trong nhà, sân vườn thậm chí là bể bơi.
Quy trình làm tranh sứ
Bước 1: Làm phôi tranh, nguyên liệu được làm từ dạng lỏng đổ vào khuôn thạch cao để tạo thành một tấm phôi. Sau khi khô sẽ được để khô thêm một lần nữa để cứng thêm.
Bước 2: Vẽ tranh, tranh được vẽ thủ công bằng tay. Ở tranh sứ thì phải vẽ tỉ mỉ và cẩn thận hơn tranh gốm. để hoàn thành được 1 bức tranh phải mất nửa ngày, tranh lớn thì 2 – 3 ngày. Làm phù điêu sẽ lâu hơn và sự tỉ mỉ còn phải hơn thế nữa. Màu vẽ là màu bột pha loãng để khi vẽ sẽ thấm vào phôi. Màu vẽ sẽ là màu âm bản.
Bước 3: Phủ men, sau khi vẽ xong tranh được đem ra phủ men. Thường men sẽ được phun lên mặt tranh, cũng có thể nhúng nhưng rất ít khi làm vậy. Men được phun đều phủ kín trên mặt tranh
Bước 4: Nung đốt: Tranh được chuyển vào lò để tiến hành nung đốt. Đây là bước quyết định đến chất lượng của bức tranh. Nung sứ khó hơn nung gốm vì vậy người thợ phải có thêm kinh nghiệm và phải có thao tác chính xác. Thời gian nung hết từ 4 – 5 ngày.
Bước 5: Đóng khung treo, tranh được đóng bằng khung gỗ hoặc khung nhựa. Với tranh ghép chỉ khác ở công đoạn cuối là thi công tại công trình, được gắn bằng xi măng.
Cách chọn tranh sứ
– Tranh sứ bát tràng hoa văn đắp nổi có các họa tiết đắp nổi sắc nét, các góc tranh và mép tranh không bị trầy xước.
– Tranh vẽ trơn có bề mặt nhẵn bóng, hoặc có vân như vân vải lụa, hoa văn được vẽ sắc nét.
– Đặt tranh trên một mặt phẳng để đo độ phẳng của tranh.
– Gõ nhẹ tranh để nghe tiếng kêu, nếu tranh phát tra tiếng coong coong thì tranh đạt tiêu chuẩn, nếu nghe tiếng gõ tranh cạch cạch thì có thể tranh bị nứt âm (vỡ gió). Khi đó bạn nên lựa chọn một tấm tranh khác.
– Khi ngắm tranh bạn nên đặt tranh ở xa khoảng 2-3 mét để chiêm ngưỡng toàn cảnh bức tranh. Các cụ đã có câu “Tranh ngắm xa, hoa ngắm gần” đó là kinh nghiệm ngắm tranh quý báu mà ông cha ta truyền đạt lại cho con cháu.
– Ngoài việc ngắm tranh bạn nên quan sát kỹ khung tranh để tránh trầy xước sơn.
– Theo các bước chọn tranh sứ như trên, chắc chắn bạn sẽ chọn được bức tranh ưng ý.
Địa chỉ nào bán tranh gốm sứ Bát Tràng cao cấp, uy tín, chất lượng nhất?
Với mục tiêu và lợi ích của khách hàng là hàng đầu. Tranh gốm Trần Hùng là một đơn vị uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp tranh gốm sứ Bát Tràng chất lượng cao. Với đội ngũ nghệ sĩ và thợ làm gốm tài năng, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những tác phẩm gốm sứ độc đáo và tinh xảo, thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật truyền thống và sự sáng tạo hiện đại.
Đặc biệt, sự tận tâm và tinh thần làm việc tỉ mỉ là điểm mạnh của chúng tôi, giúp tạo ra những sản phẩm tranh gốm sứ Bát Tràng có giá trị văn hóa và nghệ thuật độc đáo. Tranh gốm Trần Hùng luôn đồng hành cùng quý khách để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất.
Liên hệ tư vấn: 0973.275.594
Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng