Sau khi chuyển nhà, một trong những việc quan trọng mà gia chủ cần làm trước tiên chính là thủ tục lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới. Tuy nhiên, phần lớn các cặp vợ chồng trẻ chưa có kinh nghiệm sẽ băn khoăn và lúng túng không biết phải lập bàn thờ khi ra ở riêng như thế nào?
Trong bài viết này, Cửa hàng Trần Hùng sẽ hướng dẫn chi tiết cách lập bàn thờ cho nhà mới, lập bàn thờ ông bà (cách lập bàn thờ tổ tiên) giúp gia chủ tránh phạm phải những điều cấm kỵ gây ảnh hưởng không tốt đến gia đạo.
Tại sao cần lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới?
Lập bàn thờ ở nhà mới mang nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc, đây cũng là một việc làm cần thiết khi gia chủ chuyển đến nhà mới. Lập bàn thờ khi ra ở riêng giúp đem đến cho gia đình một không gian thờ tự trang nghiêm, linh thiêng. Đồng thời, đây cũng là nơi giúp con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của mình đối với thế hệ đi trước.
Không chỉ vậy, lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới còn giúp gia đình duy trì phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Bàn thờ gia tiên là nơi tổ tiên sẽ về ngự và phù độ, độ trì cho con cháu, đem lại sự bình an cho gia đình.
Bên cạnh đó, lập bàn thờ gia tiên còn mang đến cho gia chủ một chốn thanh tịnh, hỗ trợ sự phát triển, thăng tiến của các thành viên trong gia đình. Do đó, việc lập bàn thờ khi ra ở riêng là việc là quan trọng gia chủ cần lưu tâm khi chuyển đến nhà mới.
Chọn ngày lập bàn thờ gia tiên mới
Thờ cúng gia tiên là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt thể hiện sự kính trọng, biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó còn là sợi dây kết nối giữa hai thế giới âm dương, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
Đối với những cặp vợ chồng mới cưới ra ở riêng hoặc gia đình chuyển nơi ở thì lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới là một việc vô cùng hệ trọng. Vì vậy cần chọn ngày lành tháng tốt để mọi nghi lễ được diễn ra suôn sẻ, trọn vẹn.
Ngày đặt bàn thờ khi ra ở riêng phải hợp tuổi, hợp mệnh của gia chủ và phải là ngày đẹp trong lịch vạn sự. Đồng thời, tuyệt đối không được trùng với ngày “sát sư”.
Để chắc chắn hơn, gia chủ nên hỏi ý kiến của các thầy phong thủy để tránh lập bàn thờ nhà mới vào những ngày xấu gây xui xẻo cho gia đình. Không nên lập bàn thờ mới vào năm hạn, năm tuổi và năm “tam tai” của gia chủ.
Hướng dẫn lập bàn thờ gia tiên – Bốc bát hương lập bàn thờ mới
Bốc bát hương là thủ tục quan trọng trong cách lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới, cách lập bàn thờ trong gia đình và nên được thực hiện ngay sau khi gia chủ đã chuẩn bị xong hết các vật phẩm thờ cúng cần thiết.
Đồ chuẩn bị bốc bát hương gồm có:
- Bát hương (1 hoặc 3 bát).
- Tro bếp hoặc tro thân lá nếp khô, tuyệt đối không sử dụng cát để bốc bát hương.
- Tờ hiệu viết tên gia chủ (tên người thờ cúng hoặc dòng họ gia tiên) cùng địa chỉ lập bàn thờ.
- Bộ thất bảo gồm các mẩu vàng, bạc, mã não, hổ phách, san hô, xà cừ, trân châu. Trong trường hợp không tìm được bộ thất bảo có thể thay thế bằng bạc thật hoặc vàng lá.
Hiện nay, phần lớn các gia đình đều bốc bát hương lập bàn thờ mới trên chùa. Tại đây, sư thầy sẽ chuẩn bị đồ đạc cũng như các loại bùa cần thiết và tiến hành bốc bát hương
Lễ nhập trạch, lễ an vị lập bàn thờ ở nhà mới
Cách thiết lập bàn thờ gia tiên cần phải được thực hiện một cách chu đáo. Lễ nhập trạch là nghi thức để gia chủ báo cáo với thần linh, các vị thần cai quản đất đai về việc bắt đầu ở nhà mới. Mâm lễ nhập trạch khi lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới không cần quá cầu kỳ, chỉ cần những món đơn giản như:
- Hoa tươi.
- Trái cây.
- Bánh kẹo.
- Một bộ tam sanh gồm 1 miếng thịt lợn luộc, 1 quả trứng luộc và 1 con tôm luộc.
- Xôi đồ.
- Đĩa muối
- Vàng mã
- Rượu trắng và nước sạch
- Trầu cau
Vào đúng giờ hoàng đạo, gia chủ đọc văn khấn nhập trạch cúng lập bàn thờ mới và cắm hương trực tiếp lên mâm đồ lễ. Cuối cùng, lễ an vị bát hương khi lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới cũng không có gì phức tạp. Sau khi đã nhờ sư thầy trên chùa bốc bát hương, gia chủ chỉ cần đặt bát hương lên bàn thờ, thắp hương và đọc văn khấn.
Để đảm bảo nghi lễ được thực hiện một cách chính xác nhất, hầu hết các gia đình đều chọn mời thầy phong thủy thay vì tự cúng tại nhà.
Lưu ý trong cách lập bàn thờ khi về nhà mới
Lập bàn thờ gia tiên khi về nhà mới dù không quá phức tạp nhưng cần sự thành tâm và chuẩn bị chu đáo. Bởi vì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nếu mắc phải những sai lầm cấm kỵ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và công việc của các thành viên trong gia đình.
Dưới đây là một số lưu ý khi lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới:
- Lựa chọn các mẫu bàn thờ được làm từ gỗ tự nhiên để đảm bảo độ bền và gia tăng tính thẩm mỹ cho không gian thờ tự. Không nên mua bàn thờ pha tạp các loại gỗ kém chất lượng vì chúng thường dễ cong vênh, mối mọt.
- Vị trí và hướng đặt bàn thờ phải chuẩn phong thủy.
- Không nên bỏ qua bất cứ một nghi thức nào trong lễ nhập trạch và an vị bát hương. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, gia chủ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia phong thủy và những người có kinh nghiệm.
- Duy trì thắp nhang liên tục trong 100 ngày để tụ phúc khí trong nhà. Sau 100 ngày cần làm lễ tạ an vị.
- Vị trí đặt bát hương: Với gia đình thờ Thần linh và gia tiên nên thờ cúng 3 bát hương (1 bát hương lớn và 2 bát hương nhỏ). Trong đó, bát hương thờ Bà Cô – Ông Mãnh đặt bên trái, bát hương thờ gia tiên đặt bên phải, bát hương thờ Thần linh có kích thước lớn nhất đặt chính giữa.
Như vậy, lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới hay lập bàn thờ khi ra ở riêng là một việc quan trọng cần được chuẩn bị một cách chu đáo từ khâu chọn giờ đẹp, ngày lành, tháng tốt cho đế nghi thức lễ nhập trạch, lễ an vị bát hương. Hy vọng qua những chia sẻ đến từ Cửa hàng Trần Hùng sẽ giúp bạn đọc lập bàn thờ mới chuẩn phong thủy để việc thờ phụng được suôn sẻ và trọn vẹn nhất.
Liên hệ tư vấn: 0973.275.594
Đ/c: Kiot B6 chợ gốm Bát Tràng