Bước sang năm mới, cả đất trời, con người đều khoác lên mình những màu sắc rực rỡ. Mùa xuân là mùa đầu tiên của năm, là mùa của sự sum họp, là mùa của những hạnh phúc nhỏ nhắn xung quanh mỗi chúng ta. Mùa xuân là mùa Tết, những cái tết quê hương đơn giản và vui vầy, mọi người quây quần bên nhau thật hạnh phúc và đó cũng chính là lý do khiến cho tranh về ngày tết được nhiều người lựa chọn, không chỉ để trang trí trong nhà, mà đó còn là món quà ý nghĩa cho người thân và bạn bè trong những ngày Tết đến. Quý khách hàng đã có ý tưởng để thay đổi, làm mới cho không gian sống của mình chưa? Hãy để tranh gốm Trần Hùng khoác lên bộ áo mới cho ngôi nhà của bạn nhé. Ngày Tết ở Việt Nam ta luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, đây là mùa lễ hội lớn nhất năm mà ai trong chúng ta ngày bé cũng đã từng một lần mong ngóng. Tết đến, xuân về, trăm hoa cũng cùng nhau đua nở, mang đến một sắc xuân tươi vui hào hứng. Hình ảnh những người xuân quê hương sẽ còn đọng lại trong mỗi người chúng ta cho mãi đến về sau này. Hình ảnh về những ngày xuân, làn khói nghi ngút từ nồi bánh bà đang nấu, cả gia đình ngồi cùng nhau canh nồi bánh chưng, trẻ em được sắm áo mới, được người lớn lì xì cho,… tất cả những hình ảnh này khiến cho ai trong mỗi chúng ta ngắm nhìn đều bất giác mỉm cười. Tranh đề tài ngày tết đã dần trở nên quen thuộc trong lòng khán giả. Tranh sẽ được thể hiện với nhiều dạng tranh khác nhau từ tranh vẽ màu chì, màu nước, sơn dầu,...hay thậm chí là bằng gốm sứ. Mùa xuân khiến cho lòng người ta luôn có cảm giác lâng lâng khó tả, một cảm giác vui tươi, phấn khởi chuẩn bị chào đón mùa xuân về. Tranh về ngày tết thường mang màu sắc, vui tươi, đầm ấm và hạnh phúc. Khung cảnh mùa xuân, mùa của trăm hoa đua nhau khoe sắc, mùa của sum họp, vui vầy bên nhau sẽ tràn ngập ở từng gia đình. Các bức tranh tại Tranh gốm Trần Hùng có màu sắc đẹp, tươi sáng, được nung ở nhiệt độ cao nên vẻ đẹp của các bức tranh luôn được lưu giữ cùng thời gian, không sợ ẩm mốc, mối mọt hay côn trùng. Với Tranh gốm Trần Hùng bạn trang trí không gian nội thất hay ngoài trời đều rất phù hợp. Tranh gốm Trần Hùng luôn đồng hành cùng bạn để hiện thực hóa ý tưởng của bạn một cách trọn vẹn nhất trên mỗi bức tranh. Liên hệ tư vấn: 0973.275.594 Đ/c: đối diện vòng xuyến KCN Bát Tràng
Cứ hễ nhắc đến phong thủy, ta thường được nghe nhắc đến ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đại diện cho các sự sống trên quả địa cầu. Cũng từ yếu tố thiêng liêng này mà người đời thường dùng tranh phong thủy tượng trưng cho mệnh của mình trang trí trong nhà với hy vọng mang lại sự may mắn cũng như niềm tin trong cuộc sống. Người mệnh hỏa mang trên mình một ngọn lửa bất diệt với sức nóng của ngày hè, bên cạnh đó còn là biểu tượng của danh dự cũng như sự công bằng. Tranh phong thủy cho người mệnh hỏa hiện nay cũng rất đa dạng tuy nhiên nhiều người vẫn không biết Người mệnh hỏa nên treo tranh gì để mang lại may mắn? Để biết được mệnh hỏa hợp với tranh phong thủy nào, cùng xem qua những thông tin thú vị sau đây nhé! Mệnh hỏa chứa đựng điều gì? Lửa tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực cũng như những khát khao của con người. Tính cách của người mệnh Hỏa cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như vậy. Tính cách dễ nhận biết nhất đối với người mệnh Hỏa là mạnh mẽ, dũng cảm, kiên cường trong mọi lĩnh vực, công việc. Việc chọn tranh phong thủy cho người mệnh hỏa hợp với người mệnh hỏa vì thế cũng cần dựa vào tính cách của người mệnh hỏa để tạo sự tương hợp và mang đúng ý nghĩa khi sử dụng tranh phong thủy. Mệnh hỏa hợp mệnh nào? Mệnh thổ Được ví như một ngon lửa nên người mệnh hỏa khá nóng tính, xét về mối quan hệ tương sinh thì Hỏa sinh Thổ. Khi mọi thứ cháy rụi với ngọn lửa bập bùng, tất cả những gì còn lại chỉ là cát bụi. Chính vì lẽ đó, người mệnh hỏa khá hợp với người mệnh thổ vì hai mệnh này bù trừ cho nhau. Mệnh mộc Nếu chúng ta nói rằng Hỏa sinh Thổ, thì Mộc sinh Hỏa. Khi cây khô bên đường, chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng có thể khiến cả cây bốc cháy. Vì vậy, người mang mệnh Mộc được cho là người có mệnh Kim hợp nhất với mệnh Hỏa. Nếu coi mệnh Thổ là tương sinh với mệnh Hỏa thì mệnh Mộc lại càng hợp. Đây cũng là một điểm thú vị để chúng ta cân nhắc cho việc tìm kiếm và trang trí cho ngọn lửa hợp mệnh đó! Mệnh hỏa khắc mệnh nào? Mệnh Thủy: Có lẽ ta sẽ liên tưởng ngay đến nước rồi. Vốn dĩ, nước và lửa là hai thứ không thể nào dung hợp được với nhau dù chỉ một khắc. Nếu lửa cháy, nước sẽ là thứ dập tắt dù to hay nhỏ. Cũng từ đây mà ta có thể khẳng định rằng người mệnh Hỏa và mệnh Thủy luôn tương khắc nhau. Mệnh Kim: Người đời thường nói lấy “vàng thử lửa”, điều này cho thấy rằng Hỏa khắc Kim. Bởi kim loại nguyên khối này tưởng chừng chẳng thể vỡ ra được thì lại bị lửa làm cho tan chảy. Vì lý do đó mà người mệnh Hỏa và mệnh Kim khó dung hòa được. Việc chọn tranh phong thủy cho người mệnh hỏa, muốn mang lại may mắn ta cần lưu ý những điểm này bởi những mệnh khắc nhau sẽ mang lại ý nghĩa không tốt cho nhà cửa. Những lưu ý khi chọn tranh phong thủy dành cho người mệnh Hỏa để mang lại may mắn Màu sắc của vận mệnh rất quan trọng trong việc trang trí tranh phong thủy để tạo ra điều may cũng như thuận lợi cho người dùng. Tranh mệnh hỏa cũng không ngoại lệ, thế nên hãy ghi nhớ những sắc màu nên có và cấm kỵ để mang lại hiệu quả. Nên có: Sắc xanh lá: đây được xem là màu tương sinh với hành hỏa, nên việc chọn tranh với gam màu này thì không cần phải đắn đo đâu! Sắc đỏ: thuộc hành Hỏa, tượng trưng cho lửa và máu, biểu tượng của sức mạnh và quyền lực sẽ là sự lựa chọn hợp lý cho bức tranh phong thủy. Sắc cam: tương ứng với hành Hỏa, sắc cam luôn mang sự tươi vui và nỗ lực không ngừng sẽ giúp cho bức tranh phong thủy cho người mệnh hỏa luôn mang đến hiệu quả trong công việc. Sắc tím: đi kèm với sự ấm áp của hành hỏa thì sự gần gũi, lãng mạn và thư giãn của sắc tím sẽ khiến bức tranh phong thủy của bạn thêm tinh tế. Nên kỵ: Sắc đen, xám, xanh biển: đều thuộc hành Thủy mà Hỏa lại khắc Thủy nên chọn tranh hợp mệnh hỏa thì đừng quên những màu tương khắc này nhé! Sắc vàng, nâu đất: đều thuộc hành Thổ, dù hành Hỏa tương sinh hành Thổ nhưng Hỏa sinh Thổ sẽ gây suy yếu và mất năng lượng đó! Người mệnh Hỏa nên treo tranh gì để mang lại may mắn? Tranh thiên nhiên: Người mệnh hỏa nên treo tranh thiên nhiên để mang lại may mắn. Chính sắc xanh của hoa lá, cỏ cây tươi mới sẽ mang lại tài lộc và công danh cho người mệnh hỏa. Đây là dòng tranh phong thủy được ưa chuộng bởi sự gần gũi, dễ chịu mang lại cho người dùng. Nếu bạn là người yêu thích thích thiên nhiên thì những bức tranh về hoa sen, rừng xanh, núi non hay những cánh đồng bạt ngàn sẽ không làm bạn phải thất vọng đâu. Gomtranhung.com có rất nhiều mẫu mã tranh hợp cho người mệnh Hỏa giá thành ưu đãi chất lượng cao cấp , để được tư vấn trực tiếp quý khách hàng vui lòng để lại sdt hoặc liên hệ số hotline của Tư vấn viên 0973275594
Những lưu ý khi bố trí bàn thờ gia tiên Bài trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy, trang nghiêm và toát lên vẻ sang trọng vốn có của gia chủ. Tuy nhiên khi bố trí bàn thờ gia tiên không phải vật gì cũng có thể sử dụng và đương nhiên cũng có những nguyên tắc riêng cần phải tuân thủ. Thứ nhất, không kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa và quá lộ liễu. Theo quan niệm phong thủy, nó sẽ làm thoát khí khiến chủ nhà không gặp may mắn. Trong những trường hợp ngôi nhà có diện tích nhỏ không còn lựa chọn nào thì hãy dùng vách ngăn, rèm che phía trước và hai bên. Thứ hai, không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Bàn thờ cần yên tĩnh, thanh tịnh nên không đặt gần lối đi gây ồn ào, hao tài lộc. Thứ ba, không kê gần nhà vệ sinh, nhà tắm. Việc kê bàn thờ dù là thờ thần Phật, tổ tiên thì không nên kê gần những nơi thiếu sạch sẽ. Vì điều này sẽ làm mất đi sự trang nghiêm, thanh tịnh . Thứ tư, bày biện sắp xếp vật phẩm, lễ cúng. Chỉ có như vậy mới mang lại sự ấm áp, trang nghiêm và lòng thành kính của con cháu đối với gia tổ. Thứ năm, không nên trang trí bàn thờ gia tiên quá lòe loẹt nhiều màu mà hãy giữ vững yếu tố truyền thống, trang nghiêm. Thứ sáu, không nên sử dụng những cây trang trí mang tính âm nhiều trong bàn thờ gia tiên. Cuối cùng, bàn thờ luôn phải giữ được sự sạch sẽ để thể hiện lòng kính trọng của gia chủ với tổ tiên, thần phật. Bên cạnh đó, có rất nhiều gia chủ cũng đang thắc mắc cách sắp xếp bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật. Theo đúng phong thủy thờ phụng cũng sẽ có cách sắp xếp vẹn cả đôi đường dù thờ chung hay riêng.
Thờ cúng Tổ Tiên là một nét văn hóa đẹp của dân tộc. Trong mỗi gia đình người Việt dù nghèo đến đâu, cũng dành riêng một chỗ, thường là chỗ trang trọng nhất để làm làm bàn thờ tổ tiên. Các đồ thờ trên Bàn thờ Gia Tiên bố trí đủ bộ Ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, trong đó Đỉnh , đôi hạc, giá nến ,... tượng trưng cho Kim. Bàn thờ, ngai thờ, khám thờ, bài vị, ... tượng trưng cho Mộc. Rượu, nước thờ, nước trong bình hoa ... tượng trưng cho Thủy. Hương, đèn dầu, đèn điện, nến thờ... khi lắp lên, tượng trưng cho Hỏa. Bát hương, lọ hoa ... làm từ đất sét nung lên, hay đồ sành sứ khác tượng trưng cho Thổ. Các đồ thờ được bài trí theo sơ đồ sau: Gốm Tâm Linh Trần Hùng có đầy đủ các vật phẩm trên ban thờ bằng chất liệu gốm sứ Bát Tràng chính hãng 100% cùng màu men truyền thống. Quý khách liên hệ 0973275594 để được tư vấn và giao hàng tận nơi miễn phí
Phong tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là tục lập bàn thờ người thân đã mất ở nhà và cúng bái hàng ngày hoặc trong những dịp sóc vọng, giỗ, Tết... Nhiều người Việt Nam, ngoài tôn giáo của mình thường có thờ cúng cả tổ tiên. Đối với người Việt, Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà, nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ.Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và không thể thiếu trong phong tục Việt Nam, và là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục đã viết: “ Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, cũng là một việc nghĩa vụ của người. ” Trong nhóm Kitô giáo thì người Công giáo Việt Nam vẫn có lập nơi tưởng nhớ tổ tiên (tạm gọi là bàn thờ) với những nghi thức theo truyền thống dân tộc, nhưng họ không xem đó là hình thức tôn thờ mà là tôn kính; trái lại, nhiều người Tin Lành không làm như vậy mà họ chỉ treo di ảnh tưởng nhớ. Quan niệm Phong tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin cho rằng linh hồn của người đã khuất vẫn còn hiện hữu trong thế giới này và ảnh hưởng đến đời sống của con cháu. Người Việt cho rằng chết chưa phải là hết, tuy thể xác tiêu tang nhưng linh hồn bất diệt và thường ngự trên bàn thờ để gần gũi, giúp đỡ con cháu, dõi theo những người thân để phù hộ họ khi nguy khó, mừng khi họ gặp may mắn, khuyến khích họ làm những điều lành và cũng quở phạt khi họ làm những điều tội lỗi, do đó cũng ảnh hưởng đến hành động và cách cư xử của những người còn sống trong gia đình, họ thường tránh làm những việc xấu vì sợ vong hồn cha mẹ buồn, đôi khi muốn quyết định việc gì đó cũng phải cân nhắc xem liệu khi còn sinh tiền thì cha mẹ có đồng ý như thế hay không. Họ cũng tin rằng dương sao thì âm vậy, khi sống cần những gì thì chết cũng cần những thứ ấy, cho nên dẫn đến tục thờ cúng,] với quan niệm thế giới vô hình và hữu hình luôn có sự quan hệ liên lạc với nhau và sự thờ cúng chính là môi trường trung gian để 2 thế giới này gặp gỡ. Ngoài ra, hình thức thờ cúng tổ tiên còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình, đồng thời cũng là nền tảng cơ sở cho quan hệ gia đình.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (hay còn được gọi là đạo ông bà) là tục lệ thờ cúng tổ tiên đã qua đời của nhiều dân tộc châu Á, đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt Nam, văn hóa Trung Hoa, và văn hóa Triều Tiên. Đối với người Việt, phong tục thờ cúng tổ tiên trở thành một thứ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nhiều người Việt Nam, ngoài tôn giáo của mình thường thờ cúng cả tổ tiên. Đại đa số các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà, ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng, nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong phong tục Việt Nam. Bàn thờ cúng Tổ tiên Cụ già mặc áo dài the cúng Tất Niên nhân dịp Tết Nguyên Đán Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt Trời, mặt Trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tùy mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới... Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà lầu). Trên bàn thờ thì bày biện đồ thờ cúng (bộ tam sự), như: bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, chỗ thắp nến. Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã. Ngoài ra có thể có thêm mâm cỗ mặn. Sau khi tàn hai phần ba tuần hương, thì có thể hạ lễ. Theo đạo Phật, con cháu nhớ tới ngày húy kỵ của người đã khuất mà cúng chay thì ông bà càng hưởng nhiều phước lộc, không bị đọa đày địa ngục, chóng được siêu thoát. Ngược lại con cháu cậy có nhiều tiền của giết nhiều súc sanh cúng cùng tiền vàng quần áo giả thì ông bà càng đọa chìm trong địa ngục, mà con cháu không biết, cứ nghĩ là mình cúng ông bà mình nhiều quần áo, ô tô, tiền vàng là ông bà mình sung sướng lắm. Cúng Tổ tiên[sửa | sửa mã nguồn] Người Việt thường cúng Gia tiên vào ngày Sóc - Vọng (Sóc là ngày Mồng Một, Vọng là ngày Rằm hàng tháng), lễ Tết, giỗ hoặc bất kỳ lúc nào cần được gia tiên phù hộ như: sinh con, đẻ cái, kết hôn, làm nhà, lập nghiệp, có trục trặc về sức khỏe. Đây là cách để thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn. Lòng thành kính tổ tiên Vì kính trọng tổ tiên, người Việt coi việc tang ma là trọng sự, gắn liền với việc thờ cúng tổ tiên. Người ta thường nhớ ngày người chết để làm giỗ. Sau ngày người mất tròn một năm (tính theo âm lịch) thì bát nhang sẽ được đặt lên bàn thờ tổ tiên để thờ chung với tổ tiên.